Biến tấu lạ miệng với món đậu phụ xào, Nó hẳn sẽ làm bữa cơm cuối tuần trở nên phong phú hơn đấy!
Cua biển có nhiều loại: cua gạch, cua thịt, cua nước. Nhưng cách chọn cua biển ngon là thế nào? Dưới đây là vài bí quyết dành cho bạn. |
1. Xem càng: xem màu lớp da lụa (da non) giữa kẹt khuỷu (cùi chỏ) trên càng cua. Nếu lớp da này màu hồng đỏ hoặc hồng sậm thì cua nhiều thịt. Và bạn cần nhìn kỹ hơn: cua mới bắt thì lớp da này thẳng bóng, đó là cua mập. Ngược lại, cua cũ sẽ ốm do bị rọng lâu ngày, lớp da này nhăn nheo. 2. Bóp yếm: Cảm thấy cứng tay là cua chắc. Ngược lại, bạn nghe mềm (phập phều) thì cua ít thịt (ốp). 3. Bóp phần đầu đùi của que dầm bơi, phía dưới mu: Bóp vừa tay, nếu bạn thấy cua giãy giụa toàn bộ que, càng thì cua còn khỏe (thịt ngon). Ngược lại, cua đã yếu - sắp chết. Bởi trước khi chết khoảng 2 giờ, thịt cua bủn dần - nhiều nước (bán thịt). Tùy theo yêu cầu chế biến từng món ăn khác nhau mà lựa chọn cho phù hợp. Nhìn chung, cua gạch và cua thịt đều ngon. Khi chọn cua, nhìn bên ngoài thấy lớp vỏ màu xám đục, dùng tay ấn vào yếm cua thấy rắn chắc, yếm to. Không nên chọn cua nhìn càng và mai trong hơi xanh, ấn tay và yếm thấy mềm là loại cua mọng nước, ít thịt, không ngon. Nếu mua cua xong phải mang đi đường xa hoặc bảo quản lâu ngày khi thời tiết nắng nóng thì bạn phải chọn con thật tươi, nhìn yếm cua vẫn còn bám chắc vào thân, chân và càng chuyển động nhịp nhàng linh hoạt, gai trên càng và mai cua còn sắc nguyên - loại cua này còn khỏe, dễ bảo quản hơn. |
Cua biển là loại thực phẩm thơm ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên để thưởng thức Cua Biển ngon một cách trọn vẹn, đòi hỏi thực khách phải có kỹ năng chọn và ăn cua một cách có khoa học. Cua Ngon xin tổng hợp và chia sẻ thông tin hữu ích về việc chọn và ăn cua như sau |
1. Cách chọn cua ngon: chọn con cua vẫn còn sống, vỏ màu xám đục, yếm to, rắn chắc và vẫn bám chắc vào thân. Nếu ấn tay vào yếm, thấy mềm thì đó là cua mọng nước, ít thịt và không ngon.
2. Cách sơ chế cua: vì cua rất khỏe nên khi sơ chế, bạn cần để nguyên dây buộc, lật yếm bụng dưới rồi dùng dao đâm vào chỗ hõm đến khi thấy chân và càng cua không cử động nữa thì tháo dây ra rửa sạch. Dùng bàn chải, cọ sạch vỏ, càng và các chân của cua.
3. Cách khử mùi tanh trên tay khi ăn cua xong: dùng chanh hoặc sả, chà sát vào tay một lúc cho đi hết mùi rồi rửa sạch bằng nước.
- Chú ý: không ăn cua chết và phải luộc chín kĩ, vì thức ăn của cua thường là xác động vật hoặc các chất mùn nên cua mang rất nhiều vi khuẩn và chất bẩn không tốt. Nếu không rửa sạch và luộc kĩ, bạn rất dễ bị đau bụng. Không ăn dạ dày và phần ruột của cua.
|