Well Come To The Food Of Love

10 bí quyết nấu ăn của bà nội trợ đảm đang

Hãy học theo những mẹo vặt đơn giản mà hữu ích được các bà nội trợ rỉ tai nhau dưới đây để có những bữa ăn ngon lành nhé.

Để thịt băm viên không bị vụn khi nấu

Trước khi nấu, cho vào thịt băm vài giọt dầu ăn rồi trộn đều với một quả trứng. Làm như vậy khi nấu thịt băm viên sẽ không bị vụn ra.
Để giữ độ giòn lạc rang dầu
Lạc rang dầu chỉ sau 12 tiếng là sẽ bị ỉu. Để lạc có thể giòn lâu hơn, trong lúc rang, khi lạc còn đang nóng, phun vào ít rượu trắng rồi trộn đều. Đợi đến khi lạc gần hết nóng thì rắc muối ăn đã rang khô vào. Làm vậy, dù có để đến vài ngày, cũng không sợ lạc bị ỉu nữa.
Xào ngó sen không bị thâm đen

Thông thường ngó sen hay bị thâm đen khi xào. Để tránh hiện tượng này, vừa xào ta vừa cho thêm một ít nước lã vào. Làm như vậy, ngó sen khi xào xong vẫn giữ nguyên sắc trắng ban đầu.
Bí quyết xào hành tây
Hành tây sau khi thái xong, trộn thêm môt ít bột mỳ thì khi xào hành sẽ có màu vàng rất hấp dẫn, khi ăn rất giòn, ngon. Nếu cho thêm một ít rượu nho trắng trong khi xào sẽ không sợ hành bị cháy.
Để miếng sườn rán không bị co lại

Trước khi rán, nên xem những chỗ nào có gân thì dùng dao khía 2-3 khía. Làm như vậy, khi rán sườn sẽ không bị co lại nữa.
Để tiết kiệm dầu khi rán
Cách tiết kiệm hiệu quả nhất là để dầu thật nóng rồi mới cho thức ăn vào rán. Dầu nóng già sẽ mau làm chín thức ăn, dầu cũng ít bị hao hơn.
Cách lột vỏ tôm sống


Trước khi bóc lấy thịt tôm, dùng một ít phèn chua hòa tan vào trong nước rồi cho tôm vào ngâm một lúc. Làm vậy khi bóc vỏ tôm sẽ rất dễ dàng, thịt tôm cũng không bị dính vào vỏ.
Cách khử mùi tanh của tôm
Khi luộc tôm bằng nước sôi, cho vào một miếng quế thì không những mùi tanh của tôm sẽ hết mà vị của tôm cũng không bị ảnh hưởng.
Để cá nướng không bị tróc ra

Cá khi đem nướng thường bị tróc da trông mất ngon mắt. Để tránh hiện tượng này, trước khi nướng hãy xoa lên bề mặt da cá một lớp mỡ. Khi nướng cần lưu ý để lửa to lúc đầu rồi giảm nhỏ dần về sau.
Cách hấp cá có mùi vị béo ngậy, thơm ngon
Muốn cá hấp có mùi vị thơm ngon, béo ngậy, khi hấp để một miếng mỡ gà lên mình cá. Miếng mỡ ấy sẽ ngấm vào cá làm cá có mùi vị thơm ngon đến bất ngờ.
Mimi tổng hợp

Bí quyết luộc rau giữ màu xanh hấp dẫn

Tuy luộc rau là công việc đơn giản nhưng luộc như thế nào cho rau xanh, giòn và bảo toàn được chất dinh dưỡng thì không phải ai cũng biết.

1. Muối và vài viên đá lạnh
luocrau1-3164-1397549809.jpg
Ảnh: Cún Khang.
Để giữ rau sau khi luộc vẫn giữ được màu xanh tự nhiên đồng thời có vị giòn và không bị nát, bí quyết dành cho bạn là muối và nước đá lạnh. Cách làm như sau:
- Cho nước vào nồi đun sôi trên lửa lớn.
- Chuẩn bị các loại rau, thái miếng theo ý thích của bạn.
- Khi nước sôi, thêm ít muối vào để giữ màu cho rau. Tỷ lệ hợp lý là một thìa nhỏ muối trên mỗi nửa lít nước luộc.
- Chờ nước thật sôi mới cho rau vào luộc bởi rất nhiều vitamin bị mất và hòa tan ngay sau khi rau được cho vào nước. Đun sôi nhỏ lửa, khoảng 2-5 phút tùy theo từng loại rau.
- Sau 30 giây, đảo rau và thử nghiệm độ chín. Khi rau chín, dùng muôi thủng vớt ra và thả vào bát nước sạch có sẵn vài viên đá lạnh.
- Khi rau nguội, vớt ra, để ráo. Làm như thế, rau sẽ ngon, giòn và không bị nát.
2. Dầu ăn
Khi luộc rau, bạn có thể cho một chút dầu ăn vào nồi nước luộc. Dầu ăn sẽ phủ một lớp mỏng bên ngoài, giúp rau của bạn xanh và bóng hơn. Đồng thời, lớp dầu ăn còn có thể giúp rau xanh lâu hơn mà không bị đổi màu. Tuy nhiên nước luộc sẽ có váng mỡ, tùy theo khẩu vị của gia đình mà có thể sử dụng hay không.
3. Chanh hoặc giấm
chanh-7081-1397549809.jpg
Ảnh: B.Q.
Một vài giọt chanh hoặc giấm cũng rất hữu ích trong việc giữ màu một vài loại rau củ như súp lơ, cà rốt. Chúng cũng rất hữu ích trong việc tăng thêm hương vị các loại rau củ.
Một lưu ý khác bạn nên nhớ là khi luộc nên đậy nắp vung, để nước ngập phần rau. Khi rau chín tới phải vớt ra ngay, vừa bảo toàn vitamin trong rau lại không làm mất màu xanh. Hãy thưởng thức rau luộc càng sớm càng tốt để món ăn được ngon miệng và tận dụng được nhiều dinh dưỡng.
Mimi tổng hợp

Mẹo chọn và chế biến ốc ngon

Có rất nhiều loại ốc nhưng chỉ cần biết vài mẹo cơ bản là bạn đã có thể chế biến được vô vàn món hấp dẫn.

Cách chọn ốc
12-934228-1375788772-500x0-8953-13982215
Ốc hương nên chọn con nhỏ thịt sẽ thơm hơn. Ảnh: Cún Khang.
- Nên chọn ốc sống là ốc khi chạm tay vào mài, ốc sẽ thụt khép kín mài vào trong
- Ốc chết là ốc có mùi hôi, mài ốc thụt vào trong. Bạn cũng có thể thử ốc chết bằng cách thả vào chậu nước đầy, nếu đít ốc xoay lên trên, cầm thấy nhẹ thì đó là ốc chết phải vớt ra.
- Ốc mập là ốc có mài nằm sát mép ngoài, ốc gầy thì mài thụt vào trong.
- Ốc hương nên chọn con nhỏ ăn mới thơm, ngon
Cách phân biệt một số loại ốc
Khi đi chợ, nếu không biết bạn có thể chọn nhầm ốc mít hay ốc bươu vàng vì vẻ bên ngoài của chúng giống như ốc bươu và ốc bụt, loại ốc dùng để nấu bún ốc, làm ốc nhồi thịt.
hinh-2-138109-1368295552-500x0-7969-1398
Chọn ốc bươu để làm món ốc nhồi thịt thơm ngon. Ảnh: Huấn Phan.
- Ốc mít: thường nhỏ, vỏ vân ngang đều, màu ngả sang đen, trôn ốc bằng chứ không lồi ra ngoài.
- Ốc bươu vàng: con to, vỏ có vân nhưng không đều, màu ngả vàng, trôn ốc giống ốc mít nhưng hơi lõm. Vỏ rất mỏng cho nên thường thấy trên miệng vỏ ốc hay bị dập.
- Ốc bươu hay còn gọi ốc nhồi: vỏ ngả đen, bóng, không có vân, trôn ốc lồi, xoáy đều, vỏ cứng.
- Ốc bụt, kiểu ốc Hồ Tây thì đít nhọn, vỏ xù xì. Còn một loại ốc bụt khác ngon hơn là ốc Hải Dương, con nhỏ, vỏ bóng, ngả màu xám, đít tròn. Ốc này ăn béo hơn, giòn chứ không cứng như ốc Hồ Tây.
Cách chế biến ốc
* Làm sạch ốc:
- Ngâm bằng nước gạo: Bạn dùng nước vo gạo để ngâm ốc 2 -3 tiếng, ốc sẽ nhả nhớt và chất bẩn ra nước ngâm dưới dạng vụn nhầy. Khi đó bạn chỉ cần vo sạch ốc lại bằng vài lần nước sạch.
- Ngâm ốc bằng dao: Hãy thả vào nước ngâm ốc một con dao nhỏ. Mùi của dao trong nước sẽ kích thích ốc nhả bùn và chất bẩn nhanh hơn, triệt để hơn.
- Bạn cũng có thể ngâm ốc cùng nước pha giấm và ớt tươi băm nhuyễn 2 - 3 tiếng. Tuy nhiên ốc sau khi ngâm theo cách này nên được chế biến ngay để giữ vị tươi ngon.
ocngamot-4578-1398221525.jpg
Ngâm ốc với giấm và ớt sẽ làm ốc ra chất bẩn nhanh hơn. Ảnh: Cún Khang.
- Muốn làm sạch ốc để làm ốc nhồi thì đừng đập vỡ trôn ốc vì khi nhồi ốc vào hấp, nước ngọt sẽ chảy ra hết. Bạn hãy lấy dao nhỏ khẽ cạy miệng ốc ra, rồi lấy một chiếc đũa đẩy ốc thụt vào trong một lúc, cầm con ốc vẩy mạnh. Ốc sẽ rơi ra hết. Bỏ phần ốc bùn phía cuối. Phần ốc còn lại, cho vào giấm bóp kỹ rồi rửa lại bằng nước lạnh cho sạch.
* Khử mùi tanh:
- Lót một lớp lá chanh và sả ở đáy nồi.
- Luộc/xào ốc với một chút cơm mẻ - không chỉ khử mùi tanh, món ốc của bạn sẽ thơm dậy mùi ốc rất đặc biệt.
Mimi tổng hợp

Mẹo chọn mua và làm sạch bùn cát ở ngao sò ốc hến

Khi mua ngao, nên chọn những con vỏ còn cứng và đóng chặt miệng. Một trong những cách đơn giản để rửa ngao thật sạch là ngâm rửa ngao với muối và ớt.

Cách chọn mua
Ngao
Khi mua ngao, nên chọn những con vỏ còn cứng và đóng chặt miệng. Dùng tay tách thử vỏ ngao, nếu có thể dễ dàng tách chúng ra tức là ngao chết. Cũng có những con ngao còn sống mà miệng của chúng lại mở ra. Lúc này, dùng tay chạm vào chúng, nếu thấy ngao di chuyển hoặc miệng khép lại, tức là ngao còn tươi sống.
Sò huyết
Sò huyết ngon là con phải lớn vừa ăn, không quá to cũng không quá nhỏ. Con nhỏ quá khi chế biến sẽ bị teo lại (nhất là nướng sò, con nhỏ quá thịt teo lại chẳng còn được là bao), còn con lớn dễ bị dai. Muốn lựa sò còn tươi, các bạn chú ý những rổ sò có nhiều con sò thò lưỡi ra ngoài là mẻ sò đó còn tươi sống. Nếu có thời gian bạn nên lựa từng con. Nếu sò ngậm miệng, các bạn vẫn có thể biết được sò sống hay chết bằng cách ngửi sò, nếu có mùi hôi thì tuyệt đối không mua.
Anh12_1405484061.jpg
Muốn lựa sò còn tươi, các bạn chú ý những rổ sò có nhiều con sò thò lưỡi ra ngoài là mẻ sò đó còn tươi sống. Ảnh: blogspot.
Ốc
Ốc ngon có mày nằm sát bên ngoài, khi đụng tay vào, mày khép lại. Ngược lại, mày thụt sâu vào trong là ốc không ngon. Ốc chết có mùi rất khó chịu.
* Cách làm sạch
Đối với ngao, hến
Một trong những cách đơn giản để rửa ngao thật sạch là rửa ngao với muối và ớt. Sau khi mua ngao về chúng ta rửa sạch ngao bằng nước lạnh, sau đó lấy một chậu nước có pha thêm muối trắng, bỏ thêm 2 quả ớt đã được thái nhỏ vào. Tiếp đến bỏ ngao vào dung dịch trên ngâm trong khoảng 1 - 2 tiếng, ngao sẽ nhả hết cát và sạn ra. Sau đó rửa lại thật sạch và chế biến. Cách này được dùng tương tự với nghêu, hến.
ANh11_1405484074.jpg
Rửa và ngâm ngao bằng dung dịch gồm muối và ớt sẽ giúp ngao nhả hết cát và sạn ra ngoài. Ảnh: blogspot.
Đối với ốc
Đối với ốc bạn có thể làm sạch bùn bằng cách ngâm ốc trong một thau bằng kim loại có chứa ít nước, đồng thời thả một số đồ dùng bằng kim loại vào như: dao thái rau, môi, đũa, thìa… vào khoảng chừng 2-3 tiếng, khi ốc ngửi phải các đồ dùng bằng kim loại này chúng sẽ nhả bùn ra rất nhanh và sạch.
Hoặc theo cách của người dân vùng đồng bằng sông nước hay dùng là sử dụng nước vo gạo ngâm lấy phần ốc mua từ chợ về hoặc được bắt từ dưới sông lên khoảng 1 - 2 tiếng, tất cả chất bùn trong miệng ốc sẽ tự động nhả ra và vón thành từng mảng chất nhầy, sau đó bạn chỉ cần rửa lại với nước sạch và chế biến bình thường.
Đối với sò
Thường thì sò là loài khá “cứng đầu”. Hãy nhỏ vài giọt dầu mè vào thau nước, chúng sẽ từ từ nhả chất bẩn ra. Nếu bạn không thích chất nhớt và nấu những món có thể tách hẳn phần thịt và xát muối khi rửa để loại bỏ hết chất nhờn.
Trần Quỳnh tổng hợp

Ốc hương rang me

Món ốc hương với vị chua dịu của me, ngọt cay của đường và ớt bột, đậm đà của gia vị và phần thịt ốc giòn, ngọt.

Nguyên liệu:
- 1 kg ốc hương bông
- Vài quả me chín, loại me chua dùng để nấu canh
- Ớt bột, đường, muối, hành lá, ớt quả, tỏi, nước mắm.
Cách làm:
Bước 1:
- Ốc hương rửa sạch qua vài lần nước, ngâm ốc vào âu nước vo gạo có sẵn vài quả ớt để ốc nhả hết bùn đất, ngâm khoảng 6-7 tiếng. Sau đó vớt ốc ra xả lại nước cho thật sạch, để lên rổ cho ráo nước.
Bước 2:
- Me đổ ra bát, thêm vào một ít nước nóng, dầm cho me tan, lọc bỏ hạt giữ lấy phần nước cốt me.
- Tỏi bóc vỏ, đập dập, hành lá rửa sạch, thái nhỏ.
 Bước 3:
- Đun nóng một ít dầu ăn ở chảo, phi tỏi thơm, cho nước cốt me vào đun sôi.
 Bước 4:
- Cho ốc vào đun cùng, thêm hai thìa nhỏ đường, nửa thìa nhỏ muối, một ít ớt bột, một thìa nhỏ nước mắm, đun sôi để gia vị thấm vào ốc.
 Bước 5:
- Đun đến khi phần nước sốt me sánh đặc, bám đều ở phần ốc, nêm gia vị lại cho vừa miệng.
 Bước 6:
- Tắt bếp thêm hành lá thái nhỏ vào, đổ ra bát dùng nóng.
Cún Khang



Biến tấu với món phở trộn kiểu Thái

Món phở trộn với vị hơi chua chua, ngọt ngọt của nước sốt me, thơm thơm mùi sả, được ăn kèm với rau và thịt bò mềm xào cùng hành tây, thêm một chút lạc rang, lạ lạ mà hấp hẫn.

Nguyên liệu:
- 300g thịt bò mềm, thái lát mỏng vừa ăn
- Nửa củ hành tây
- Gia vị ướp thịt bò: 1 thìa nhỏ muối, nửa thìa hạt nêm, 2 thìa nhỏ dầu ăn, 1 thìa nhỏ bột năng và một ít hạt tiêu
- 1- 2 nhánh sả lớn
- 1 vắt me chua (me dùng để nấu canh chua)
- Ớt màu, nước mắm, đường
- 1 cây xà lách xoăn
- Lạc, bánh phở sợi lớn, tỏi
- Bạn có thể thêm rau thơm, rau quế, giá đỗ, tùy theo sở thích.
Cách làm:
Bước 1:
- Trộn hỗn hợp gia vị ướp thịt vào bát thịt bò, trộn đều để khoảng 2 tiếng cho thịt thấm.
 Bước 2:
- Bánh phở sợi lớn chần qua nước sôi, nếu dùng bánh phở khô bạn ngâm sợi bánh phở vào thố nước lạnh, ngâm khoảng 1 tiếng, sau đó đun nồi nước sôi luộc bánh phở đến khi chín, xả lại ở vòi nước lạnh để bánh phở không bị dính, để lên rổ cho ráo nước.
Bước 3:
- Hành tây bóc bỏ vỏ khô, bổ múi cau.
Bước 4:
- Me đổ ra bát, thêm vào khoảng hai thìa canh nước nóng, chần cho me tan, lọc lấy nước cốt me, bỏ bã.
 Bước 5:
- Sả tước bỏ bớt cọng cứng, khái khoanh tròn, bằm nhuyễn sả.
 Bước 6:
- Đun nóng ba thìa nhỏ dầu ăn, phi tỏi thơm, đổ hành tây vào xào cùng.

 Bước 7:
- Tiếp theo thêm thịt bò vào đảo đều, nhanh tay lửa lớn để thịt không bị dai. Thịt bò chín đổ thịt bò ra đĩa, để riêng.
 Bước 8:
- Dùng lại chảo đã xào thịt bò, thêm sả, ớt màu vào đảo đều. Thêm từ từ nước cốt me vào chảo, đun lửa nhỏ, nêm vào hai thìa nhỏ nước mắm, hai thìa nhỏ đường, một thìa nhỏ muối, đun sôi đến khi hỗn hợp nước cốt me hơi đặc lại, nêm hơi chua chua, ngọt ngọt. Đổ hỗn hợp nước sốt me ra bát.
  Bước 9:
- Rau xà lách rửa sạch, để lên rổ cho ráo nước.
Bước 10:
- Lạc rang vàng, giã thô.
 Bước 11:
- Khi dùng, rau xà lách cắt nhỏ để phía dưới bát, bên trên xếp ít bánh phở, gắp một ít thịt bò và hành tây để lên trên sợi bánh phở, rắc ít lạc và rưới ít nước cốt me lên phía trên mặt thịt, trộn đều lên.
Cún Khang



Những lỗi hay gặp khi nấu nướng và cách khắc phục

Cho món ăn vào xào nấu khi dầu bốc khói là một thói quen tai hại của nhiều bà nội trợ. Khi dầu bốc khói với nhiệt trên 200 độ C sẽ làm tăng nguy cơ sinh ra các chất ung thư.

1. Không đọc kỹ công thức trước khi bắt tay vào nấu
Đọc lướt qua một công thức và bạn thấy nó thật đơn giản, các nguyên liệu cũng dễ kiếm, vậy là bạn bắt tay vào làm luôn. Tới lúc làm gần xong bạn mới phát hiện ra mình bị thiếu một hay vài loại gia vị nào đó. Bạn không thể đi mua thêm và bạn tặc lưỡi: chắc cũng không sao! Và món ăn ra đời không được như ý bạn, nó có mùi vị chẳng hề hấp dẫn như trong công thức đã mô tả.
Để tránh lỗi nấu ăn này, bạn nên tập một thói quen của các đầu bếp chuyên nghiệp: đọc và nắm kỹ công thức, tưởng tượng ra quy trình nấu và chuẩn bị mọi nguyên liệu sẵn sàng theo định lượng trước khi nấu. Như vậy quá trình nấu của bạn sẽ nhẹ nhàng hơn và đảm bảo không thiếu nguyên liệu hay dụng cụ nào.
2. Cho dầu ăn vào khi chảo chưa đủ nóng
Untitled-9-7153-1406174507.jpg
Khi bạn nghĩ rằng chảo đã đủ nóng, hãy lùi lại và đếm từ 1-100 rồi mới thêm dầu ăn. Ảnh: thoughtsfromajoy.
Những người thiếu kinh nghiệm hoặc quá hấp tấp thường mắc phải lỗi này khi nấu nướng. Khi cho dầu ăn vào lúc chảo chưa đủ độ nóng sẽ dẫn đến việc đồ ăn bị dính chảo hay thịt cá không có được độ xém cạnh đẹp mắt khi áp chảo.
Để biết rõ khi nào là thích hợp, theo lời khuyên của chuyên gia ẩm thực: "Khi bạn nghĩ rằng chảo đã đủ nóng, hãy lùi lại và đếm từ 1 đến 100 rồi mới cho dầu ăn vào".
3. Cho món ăn vào xào nấu khi dầu bốc khói
Đây là một thói quen tai hại của rất nhiều bà nội trợ. Khi dầu bốc khói đồng nghĩa với nhiệt độ của dầu đã trên 200 độ C. Lúc này cho món ăn vào xào rán sẽ làm tăng nguy cơ sinh ra các chất ung thư. Bên cạnh đó, ở mức nhiệt này, rất nhiều dinh dưỡng trong rau cũng bị phá hủy như vitamin, axit béo.
Cách đơn giản nhất kiểm soát nhiệt độ của dầu mỡ là cho đũa vào chảo, thấy bọt nhỏ bám xung quanh đũa là cho thực phẩm vào rán, xào luôn.
4. Dùng dầu rán thừa nấu món khác
Thấy dầu đã rán món ăn vẫn chưa đen, nhiều người tiếp tục dùng dầu này để nấu các món khác. Tuy nhiên cách làm này rất không khoa học, bởi vì dầu đã qua rán sẽ sẽ sinh ra acid béo và các chất ô xy hóa độc hại, từ đó tăng nhanh số lượng chất gây ung thư.
Chuyên gia khuyến nghị, những loại dầu xào nấu thừa lại nên tránh tiếp tục làm nóng ở nhiệt độ cao, nếu muốn tiếp tục sử dụng, có thể dùng để hầm hoặc trộn các món ăn nguội như salad, mỳ trộn…
5. Rửa rau quá kỹ, ngâm thịt quá lâu
Cách rửa và cắt ảnh hưởng khá nhiều đến sự bổ dưỡng của rau, củ, thịt, cá. Bạn nên rửa rau thật sạch nhưng đừng ngâm lâu trong nước, tránh thái nhỏ rau trước khi rửa. Ngoài ra, không nên ngâm thịt, cá vào chậu nước vì sẽ làm giảm đi một lượng khoáng chất đáng kể, trước khi chế biến mới được rửa.
6. Tra gia vị quá tay
Untitled-8-8805-1406174507.jpg
Dùng lòng trắng trứng để cứu nguy các món canh, món súp khi không may chúng ta tra gia vị quá tay. Ảnh: blogspot.
Trong quá trình chế biến món ăn sẽ không tránh khỏi những lúc gặp phải tính huống món ăn được nêm nếm quá mặn khiến hương vị thơm ngon, hấp dẫn của món ăn giảm sút đi rất nhiều.
Đối với những món canh, món súp, món kho nhiều nước mà chẳng may bị mặn, bạn có thể cứu nguy món ăn bằng cách cho thêm vào món ăn một lượng nước vừa đủ để trung hòa vị mặn rồi nêm nếm thêm một vài gia vị cần thiết khác như bột ngọt, tiêu, ớt bột để món ăn vẫn đảm bảo thơm ngon, hấp dẫn. Ngoài ra bạn có thể dùng lòng trắng trứng gà, trứng vịt còn nguyên, không bị đánh tan thả vào nồi để sôi trong 5 phút rồi vớt ra, vị mặn của món ăn sẽ được hút đi đáng kể.
7. Gọt sạch vỏ trái cây
Hầu hết các chất chống ôxy hoá và polyphenol đều nằm ở gần hoặc ngay trong vỏ trái cây. Riêng hàm lượng chất chống ôxy hóa ở phần vỏ nhiều gấp từ 2 đến 27 lần ở phần thịt, do đó bạn nên cố gắng tận dụng phần vỏ trái cây.
Với những trái cây có hàm lượng chất chống ôxy hóa và chất xơ ở phần vỏ cao như cà chua, ớt chuông, táo, đào... thì bạn nên rửa thật sạch và ăn cả vỏ. Với những loại củ như cà rốt, khoai tây, khoang lang, củ cải đỏ... nên dùng dao cạo vỏ thay vì gọt. Những loại quả cần gọt vỏ như bí, bầu có thể dùng dao nạo mỏng để hạn chế phần vỏ bị bỏ đi.
Trần Quỳnh tổng hợp

Cơm tấm bì sườn chả, món ngon từ miền Nam

Đĩa cơm với nhiều màu sắc đẹp mắt, thịt sườn mềm, thơm ăn kèm với chả trứng, bì thịt, đồ chua và rau ăn kèm.

Cơm ba màu hấp dẫn trẻ nhỏ

Món cơm đầy đủ dinh dưỡng với rau, trứng, cá cùng màu sắc bắt mắt sẽ chinh phục cả những bé khó tính nhất đấy.

Nguyên liệu:
- Gạo
- 1 mớ cải bó xôi (tìm mua ở siêu thị hoặc các cửa hàng rau sạch), nếu không bạn có thể bằng các loại rau xanh khác tùy thích
- 2 quả trứng
- 200g cá hồi đóng hộp
- 1 gói xúc xích
- 1 củ cà rốt, 1 quả dưa chuột
- Gia vị.
Cách làm:
Bước 1:
- Gạo vo qua nhiều lần nước cho sạch, cho gạo vào nồi cơm điện nấu đến khi gạo chín. 
- Cải bó xôi rửa sạch, thái khúc ngắn, luộc chín vớt ra, băm nhuyễn rau.
- Trứng gà đập ra bát, thêm chút muối, đánh tan trứng. Cho dầu ăn vào chảo, đún nóng, đổ trứng vào, đảo đều tay để trứng tơi nhỏ.
- Mở nắp hộp cá hồi, chỉ lấy phần thịt cá, không lấy phần nước, dằm nhuyễn thịt cá.
 Bước 2:
- Cơm chín xúc ra 3 bát tô.
- Bát 1: trộn cơm với rau xanh và một chút muối.
- Bát 2: trộn cơm với trứng đã chiên và một chút muối.
- Bát 3: trộn cơm với thịt cá hồi.
 Bước 4:
- Bạn có thể tự làm một cái khuôn ép cơm bằng hộp giấy hình chữ nhật có lót giấy bóng kính sạch. 
- Đầu tiên múc phần cơm rau vào, dàn đều và nén chặt bằng muôi gỗ để cơm dính vào nhau, sau đó cho phần cơm trứng lên trên, tiếp đến là phần cơm cá hồi làm tương tự.
- Lưu ý là cơm phải nóng thì mới dễ ép và tạo khuôn.

 Bước 4:
- Xúc xích, dưa chuột, cà rốt bạn cắt hình bông hoa 5 cánh để trang trí cho đẹp mắt.
Bước 5:
- Cho cơm ra đĩa, bày lên trên xúc xích, dưa chuột, cà rốt.
- Khi ăn bạn dùng dao cắt cơm thành từng phần nhỏ nhìn trông giống bánh gato rất thú vị.
Hạt Tiêu (theo Blog Sina)


Món ngon dọc đường miền Tây Nam Bộ

Cháo cá lóc rau đắng, lẩu mắm, bánh xèo, bánh pía... đều là những món ngon của vùng Nam Bộ quyến rũ du khách khắp mọi miền. 

1. Bánh xèo chảo
Bánh xèo chảo là món ăn có nguồn gốc từ miền Tây Nam Bộ. Món ăn có thành phần như chiếc bánh xèo miền Trung với tôm, thịt, giá đỗ và bột... Sở dĩ có tên gọi là bánh xèo chảo vì khuôn bánh được làm bằng những chiếc chảo lớn. Nguyên liệu quan trọng nhất để làm bánh xèo chính là bột gạo. Bột được pha với các thành phần khác như bia, nước cốt dừa, muối, bột nghệ... theo một tỉ lệ nhất định.  Chiếc chảo được làm nóng, tôm thịt cho vào xào sơ rồi rưới đều bột vào chảo, tráng nhẹ để bột dàn trải đều ra. Khi phần bột vừa chín đến thì cho giá đỗ vào. Bánh xèo chảo được ăn kèm với nước chấm có vị chua ngọt được làm từ nước mắm ngon, pha với chanh, ớt, tỏi, đường... cùng một đĩa rau xà lách, cải bẹ xanh, húng quế, húng thơm..
Bánh xèo chảo là món ăn có nguồn gốc từ miền Tây Nam Bộ. Món ăn có thành phần như chiếc bánh xèo miền Trung với tôm, thịt, giá đỗ và bột... Sở dĩ có tên gọi là bánh xèo chảo vì khuôn bánh được làm bằng những chiếc chảo lớn. Nguyên liệu quan trọng nhất để làm bánh xèo chính là bột gạo. Bột được pha với các thành phần khác như bia, nước cốt dừa, muối, bột nghệ... Chiếc chảo được làm nóng, tôm thịt cho vào xào sơ rồi rưới đều bột vào chảo, tráng nhẹ để bột dàn trải đều ra. Khi phần bột vừa chín đến thì cho giá đỗ vào. Bánh xèo chảo được ăn kèm với nước chấm có vị chua ngọt được làm từ nước mắm ngon, pha với chanh, ớt, tỏi, đường... cùng một đĩa rau xà lách, cải bẹ xanh, húng quế, húng thơm..
2. Cháo cá lóc
Món ăn dân dã, đặc trưng của vùng sông nước miền Tây. Nguyên liệu nấu món này gồm cá lóc đồng và rau đắng. Cá lóc đồng sau khi làm sạch, đem luộc chín, lột da và lấy hết xương, thịt cá trắng tinh được xếp gọn gàng trên đĩa. Thành phần làm nên gia vị cho món ăn là rau đắng. Người dân miệt vườn khi ăn món này chỉ cần đi một vòng trong vườn nhà là có đủ một rổ rau đắng tươi thơm ngon. Múc cháo ra bát, cho vào ít thịt cá lóc và thưởng thức với đĩa rau đắng tươi ngon. Bạn có thể nêm thêm một tí nước mắm, một lát chanh để món ăn thêm đậm đà, ngon miệng.
Cháo cá lóc ở miền Tây thường được chia làm hai loại là cháo cá lóc rau đắng hoặc cháo cá lóc rau mồng tơi. Nguyên liệu chính của món này là cá lóc đồng. Cá lóc đồng sau khi làm sạch, đem luộc chín, lột da và lấy hết xương, thịt cá trắng tinh được xếp gọn gàng trên đĩa. Tùy sở thích mà người ta có thể ăn kèm món này với nấm rơm, thêm rau đắng hoặc rau mồng tơi, cải xanh. Trong những ngày nắng nóng, cháo cá lóc không chỉ là món ăn ngon miệng mà còn có tác dụng giải nhiệt rất tốt.
3. Cơm tấm miền Tây
Không chỉ
Không chỉ có món cơm tấm sườn bì như ở Sài Gòn. Nếu có dịp đến An Giang, du khách sẽ được nếm thử món cơm tấm Long Xuyên vừa ngon vừa lạ miệng. Không giữ nguyên miếng sườn to bản, sườn ở đây được thái thành từng lát mỏng, nhỏ vừa miệng. Ngoài thịt, đĩa cơm tấm ở đây còn có trứng kho thái thành từng lát mỏng giúp người ăn không bị ngấy. Ngoài ra, còn có bì, một ít mỡ hành, dưa chua thường làm bằng rau muống, cải, dưa leo... Ăn kèm là nước mắm pha hơi sánh (nước mắm nấu với đường theo một tỷ lệ nhất định cho đến khi đường tan hết là được) có vị cay nhẹ, đậm đà, ngon miệng.
dsad
Nếu đến Bạc Liêu, du khách sẽ được thưởng thức món cơm tấm phá lấu rất lạ miệng ở đây. Tuy không có gì đặc biệt, chỉ với một đĩa cơm tấm, bên trên là phá lấu được thái lát vừa ăn, thêm một ít đồ chua, mỡ hành và chén nước chấm, chỉ đơn giản như vậy thôi nhưng khi thưởng thức bạn mới cảm nhận được hết cái ngon của nó. Cái giòn giòn và hơi dai của phá lấu kết hợp với vị chua ngọt của đồ chua, thêm cái béo của mỡ hành tổng hòa vào nhau khiến thực khách mê mẩn khi thưởng thức.
4. Các món hủ tiếu
Như món phở của người miền Bắc hay bún bò của người miền Trung, hủ tiếu là niềm tự hào trong ẩm thực của người dân miền Tây. Ở đây có 3 thương hiệu nổi tiếng nhất là hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho hoặc hủ tiếu Sa Đéc.
Như món phở của người miền Bắc hay bún bò của người miền Trung, hủ tiếu là niềm tự hào trong ẩm thực của người dân miền Tây. Món ăn có nguồn gốc của người Hoa, du nhập vào miền Tây Nam bộ. Trải qua thời gian, sự pha trộn, chế biến giữa các nguyên liệu đã hình thành nên ba thương hiệu hủ tiếu nổi tiếng ở miền Nam: Hủ tiếu Mỹ Tho, Nam Vang và Sa Đéc. Mỗi loại hủ tiếu mang đến cho bạn những hương vị khác nhau khi thưởng thức, tuy nhiên cả ba thương hiệu trên đều nổi tiếng và là món ăn quen thuộc với nhiều người.
5. Các món bún
Có thể nói, bún là một món ăn phong phú nhất ở miền Tây, nhẩm tính sơ sơ cũng có hơn 10 món bún quen thuộc ở vùng đất này.
Có thể nói, bún là một món ăn phong phú nhất ở miền Tây, có thể kể ra đây các món bún như: bún mắm, bún nước lèo, bún cá, bún gỏi già, bún tiêu giò, bún bò cay Bạc Liêu... Mỗi món bún có một hương vị khác nhau, vị đậm đà của bún mắm, vị cay của bún bò cay hay vị cay nồng đặc trưng của tiêu trong món bún tiêu giò, thoang thoảng vị mắm của bún nước lèo... mang đến hương vị phong phú cho người ăn.
6. Các món bánh canh
Danh sách của món ăn này khá phong phú với nhiều loại như: Bánh canh giò heo, bò viên, cua, ghẹ, tôm nước cốt dừa... Chính nhờ sự phong phú đó mà món ăn này trở nên quen thuộc đời sống ẩm thực của người miền Tây. Nước dùng bánh canh sánh, hơi sền sệt được nấu chung với sợi bánh làm từ bột gạo hoặc bột lọc cùng nguyên liệu ăn kèm..
Danh sách của món ăn này khá phong phú với nhiều loại như: Bánh canh giò heo, bò viên, cua, ghẹ, tôm nước cốt dừa... Chính nhờ sự phong phú đó mà món ăn này trở nên quen thuộc đời sống ẩm thực của người miền Tây.
Nước dùng bánh canh sánh, hơi sền sệt được nấu chung với sợi bánh làm từ bột gạo hoặc bột lọc cùng nguyên liệu ăn kèm..
Sợi bánh canh thường được làm từ bột gạo hoặc bột mì. Nước dùng của món ăn này thường nấu sánh, hơi sền sệt có vị đậm đà. Bánh canh là món rất dễ ăn nên người dân miền Tây có thể ăn vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.
7. Lẩu cua đồng
Tùy vào
Trong thời tiết nắng nóng như hiện nay thì món lẩu cua đồng thích hợp nhất cho du khách trên bước đường khám phá miền Tây của mình. Món ăn là sự kết hợp giữa vị nồng của cua đồng, vị thơm của hành hoa chưng gạch cua, nước dùng có màu nâu đậm được điểm xuyết thêm màu đỏ của cà chua, xanh non của hành lá, thoang thoảng hương thơm của ngò rí. Tùy vào từng địa phương mà món lẩu được kết hợp với các nguyên liệu khác như tôm, ghẹ, mực, cá bống mú, chả cá... các loại rau vườn như đọt nhãn lồng, rau trai, bông bí, rau mồng tơi, nấm... Ăn kèm với lẩu có thể là bún tươi hoặc mì đều thích hợp.
8. Lẩu mắm
Nói đến ẩm thực miền Tây không thể thiếu món lẩu mắm đậm đà, thơm ngon. Từ các loại cá đồng, cá sông cùng nhiều loại rau có sẵn trong vườn nhà, người dân xứ miệt vườn đã làm nên món lẩu mắm độc đáo được nhiều người ưa thích.
Lẩu mắm là món ăn rất nổi tiếng ở Cần Thơ cũng như các tỉnh lân cận. Từ các loại cá đồng, cá sông cùng nhiều loại rau có sẵn trong vườn nhà, người dân xứ miệt vườn đã làm nên món lẩu mắm độc đáo được nhiều người ưa thích. Cái tên gọi đã nói lên thành phần của món ăn, trong đó mắm là hương vị chính, ngoài ra còn có các nguyên liệu khác như: thịt heo, tôm, mực, các loại cá như: cá lóc, cá kèo, cá bông lau...cùng các loại rau vùng miệt vườn như: bông súng, kèo nèo, bắp chuối, cải xanh, rau đắng, cà tím, rau nhút, bông bí...
9. Lẩu cá linh bông điên điển
Đây là món ăn phổ biến vào mùa nước nổi (khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 hằng năm).
Đây là món ăn phổ biến vào mùa nước nổi (khoảng từ tháng 8 đến tháng 11 hằng năm). Để làm món ăn này, người ta chọn những con cá linh còn tươi rói, béo tròn, làm sạch mang, móc bỏ ruột, rửa lại bằng nước rồi để ráo. Bông điên điển chọn loại còn tươi, chưa bung cánh, khi ăn vừa giòn vừa có hương thơm nhẹ. Tùy theo từng vùng mà nước dùng của món lẩu này được nấu bằng nhiều cách khác nhau. Có người ninh xương heo, xương cá để lấy vị ngọt, nhưng cũng có nơi nấu bằng nước dừa tươi để nước lẩu vừa trong vừa có vị ngọt thanh dễ chịu. Là món ăn hương đồng gió nội nhưng lẩu cá linh bông điên điển chinh phục người ăn ngay từ màu sắc, hương thơm thoang thoảng cùng vị chua thanh của nước dùng, bên cạnh đó là thịt cá béo ngọt ăn kèm nước mắm nguyên chất, càng làm cho món lẩu này trở nên đậm đà.
10. Các món bánh
dsda
Các loại bánh ở miền Tây đươc chia làm hai loại là bánh ngọt và bánh mặn. Về bánh mặn, có cách loại như bánh tằm bì, bánh củ cải, bánh tét lá cẩm, bánh cóng, bánh hỏi, bánh xếp...
Riêng các loại bánh ngọt
Riêng các loại bánh ngọt, nổi tiếng nhất là bánh pía, ngoài ra còn có bánh ống lá dứa, bánh ít, bánh chuối, bánh tai yến... Bên cạnh các món bánh, các món chè của miền Tây cũng rất phong phú như chè bà ba, chè bưởi, chè chuối nước cốt dừa...
Huấn Phan