Well Come To The Food Of Love

10 món ngon khó cưỡng của xứ kim chi

Những ai mê mẩn phim Hàn Quốc ắt hẳn vẫn nhớ những món ăn nhìn thôi đã thèm của xứ Kim Chi như cơm trộn, gà rán, canh bò, miến trộn hay tokbokki...


 Soondubu Jiggae (Súp Đậu phụ kho) là món hầm cay, đặc trưng của Hàn Quốc. Được mệnh danh là một trong những món ăn đường phố cay nhất. Soondubu jigae đặc biệt phổ biến vào mùa lạnh và được coi như một món ăn giúp làm ấm người. Súp được nấu từ đậu phụ, hải sản (tôm hoặc ngao, sò, hến) hoăc thịt, nấm, kim chi, rau và rất nhiều ớt. Người ăn thường đập quả trứng sống cho vào khi món hầm đang sôi. Món này mềm mại, dễ tiêu hóa và bổ dưỡng nên được người dân Hàn vô cùng yêu thích. Đây là món ăn tinh tế mà bạn rất nên nếm thử nếu có dịp tới Seoul.


 Seolleongtang (canh bò) là tên gọi món súp kiểu Hàn Quốc làm từ thịt bò và xương được ninh kỹ. Theo truyền thuyết,  vào thế kỷ 15, vua Seongjong thường bắt đầu nghi lễ bằng việc cúng tế một con bò để làm món “súp phủ tuyết” mà sau đó ông sẽ ăn cùng với những người trong hoàng tộc. Xương bò ninh nhừ trong khoảng 10 giờ cho đến khi nước có màu trắng sữa và thịt của món súp này sẽ được trộn với mì trắng và luôn luôn được bày biện với kim chi làm từ củ cải.



 Không chỉ là một trong những món ăn phổ biến nhất tại Hàn, Tokbokki (bánh gạo) cũng là món ăn đường phố được ưa chuộng ở Việt Nam. Tok bok ki có mặt tại hầu khắp các xe bán hàng rong tại Seoul. Mỗi chủ quán có một bí quyết riêng nên bạn có thể an tâm rằng mỗi đĩa bánh là một trải nghiệm hương vị mới. Món ăn này được làm từ bột gạo nặn thành viên dài, sau đó hầm với ớt đỏ và hành tạo nên màu đỏ cam rất đặc trưng cùng vị cay ngon khó cưỡng.



Dakjuk hay còn gọi là cháo gà là món ăn vô cùng đơn giản như chính cái tên của nó nhưng lại thơm ngon và hấp dẫn vô cùng. Bạn chỉ cần ninh thịt gà với hành tây, rất nhiều tỏi, thêm gạo sushi cho đến khi nhừ. Vậy là đã có món Dakjuk, người Hàn vẫn gọi nó là cháo đặc mặc dù nó không hề có yến mạch.



Hotteok là món bánh rán rất được yêu thích ở Hàn Quốc. Bột nhào hay bột nếp được cán thành những miếng tròn, dẹt trộn với nhân đường, đậu phộng và bột quế , sau đó nướng trên vỉ sắt nóng. Hotteok được xem là món ăn nhẹ tuyệt vời dành cho mùa đông giá rét của giới trẻ Hàn.



Món gà rán Yangnyeom Tongdak với vị chua, cay, mặn, ngọt đặc trưng của sứ xở Kim Chi đã trở nên quen thuộc ở Việt Nam.



Miến trộn thập cẩm cung đình “Gungjung Japchae” là một trong những món ăn dâng lên nhà vua được chế biến từ các loại rau quả như dưa chuột, củ cải, giá đỗ xanh, rễ cây hoa chuông Doraji và nhiều loại rau khác. Ngày nay, Japchae đã trở thành món ăn đặc biệt tiếp đãi khách của gia đình. Phải tốn khá nhiều công sức và tâm huyết trong việc chế biến nên món miến trộn thập cẩm cung đình Gungjung Japchae chỉ xuất hiện trong những sự kiện quan trọng hay những dịp đặc biệt.



Kim chi được xem như món ăn điển hình của ẩm thực Hàn Quốc. Ở Hàn, kim chi được dùng trong hầu hết các bữa ăn hằng ngày và là thành phần của nhiều món như: kimchi jjigae (canh kim chi), kimchi bokkeumbap (cơm chiên kim chi). Mặc dù có hàng trăm loại kim chi khác nhau nhưng hầu hết các loại kim chi đều có mùi thơm nồng và vị chua cay hấp dẫn.


Bibimbap hay gọi tắt là cơm trộn Hàn Quốc là món ăn tiêu biểu được ưa chuộng ở xứ Kim Chi. Bibimbap là một tô cơm trộn bao gồm cơm trắng, các loại rau và thịt. Cơm trộn được chú ý trước hết bởi nghệ thuật pha trộn màu sắc: màu trắng của cơm, màu vàng của trứng, màu xanh của rau và màu nâu của thị. Sự pha trộn này đã tạo ra nét đặc trưng riêng của món ăn. Hiện nay, món cơm trộn đã thay đổi nhiều so với cơm trộn truyền thống để có thể thích hợp với tất cả mọi người, chứ không chỉ riêng người Hàn Quốc.


Không chỉ phần lớn các du khách, mà đại đa số người dân Hàn Quốc đều ưa thích món Bulgogi (thịt nướng BBQ). Bulgogi có vị ngọt của đường và vị thơm của nước tương, chỉ cần mất chút thời gian đã có thể chế biến được món ăn ngon lành này. Đây cũng chính là lý do Bulgogi được coi là món ăn số một trong số các đặc sản của người Hàn Quốc.


Trần Quỳnh (theo Listverse)

Xin visa du lịch vào Hàn Quốc chỉ 3 ngày

Chính sách thị thực mới được Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam và Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TPHCM giới thiệu ngày 11/7 tại TP HCM.

Theo đó, Hàn Quốc quyết định nới lỏng visa theo đoàn và visa nhiều lần cho du khách Việt. Với visa theo đoàn, chỉ cần 5 người du lịch bằng nguồn tài trợ của doanh nghiệp thuộc 500 doanh nghiệp lớn của Việt Nam (VNR500), doanh nghiệp có doanh thu trên 5 triệu USD/năm và đoàn thể du lịch tham quan học tập, áp dụng cho cấp trung học trở xuống là được thực hiện visa loại này.
Han-7693-1405486665.jpg
Cơ hội được khám phá những món ngon xứ Hàn đang nằm trong tầm tay bạn. 
Những du khách trên chỉ mất 3 ngày để xin visa với lệ phí 15 USD/người thay vì 20 USD và 7 ngày như thông thường và không phải khai báo nhập cảnh khi vào Hàn Quốc với điều kiện là phải xin visa qua 14 công ty du lịch được lãnh sự quán chỉ định và xuất nhập cảnh cùng chuyến bay.
Visa đi lại nhiều lần cũng được mở rộng cấp cho nhiều người từ hướng dẫn viên du lịch, người đã đến Hàn Quốc trên một lần, người có thu nhập trên 8.000 USD/năm.
Theo thông tin từ Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam, số lượng người Việt Nam nhập cảnh vào Hàn Quốc ngày càng tăng. Trong đó, khách du lịch, du học sinh dự đoán sẽ tăng liên tục trong thời gian tới. Vào năm ngoái, có đến hơn 114.000 lượt khách Việt Nam sang Hàn Quốc. Dự đoán, số lượng này sẽ tăng lên đến 140.000 lượt trong năm nay. Chính sách nới lỏng thị thực vừa công bố như trên nhằm để thúc đẩy du khách đến theo loại hình du lịch khen thưởng – sản phẩm du lịch đang được du lịch Hàn Quốc quảng bá mạnh mẽ tại Việt Nam trong 2014.
Tùng Dương

Visa du lịch Hàn Quốc không khó như bạn tưởng

Có một công việc ổn định, chứng minh đủ khả năng tài chính là bạn hoàn toàn có cơ hội đến Hàn Quốc du lịch tự túc.

Hộ chiếu Việt Nam là một trong những hộ chiếu mang lại ít tự do du lịch nhất, đa số các quốc gia trên thế giới yêu cầu phải có visa và Hàn Quốc là một trong số đó. Tuy nhiên, nếu nắm rõ thủ tục và biết một số quy định, việc xin visa để du lịch Hàn Quốc cũng "dễ như bỡn".
Trước hết, bạn nên tới Phòng Lãnh sự – Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội tại tầng 7, tòa nhà Charmvit 117 Trần Duy Hưng hoặc Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP HCM ở 107 đường Nguyễn Du, quận 1 để nghe những hướng dẫn cụ thể về việc xin visa nhập cảnh vào Hàn và lấy mẫu đơn xin visa (Application Form).
Đối với những người sinh từ Đà Nẵng trở ra phía Bắc thì đăng ký tại Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội. Nếu muốn nộp trong Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP HCM cần bổ sung thêm: Hộ khẩu thường trú trong khu vực từ Đà Nẵng trở vào các tỉnh phía Nam (dịch và công chứng tư pháp) và hợp đồng lao động dài hạn (đính kèm bản dịch tiếng Anh công chứng tư pháp).
Đối với những người sinh ở những khu vực còn lại thì nộp tại TP HCM, trường hợp muốn nộp hồ sơ xin visa tại Hà Nội cũng phải bổ sung giấy tờ tương tự như trên.
Xin visa là một trong những điều kiện bắt buộc để du lịch Hàn Quốc.
Xin visa là một trong những điều kiện bắt buộc để du lịch Hàn Quốc.
Các giấy tờ cần thiết (tất cả các giấy tờ tiếng Việt cần dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Hàn và có công chứng)
- Hộ chiếu còn hiệu lực trong ít nhất 6 tháng và có 2 trang trống để gắn visa.
- Tờ khai xin cấp visa có dán 1 ảnh chân dung 3,5 x 4,5cm chụp trong 3 tháng gần nhất. Bạn có thể download mẫu đơn tại đây.
- Giấy tờ chứng minh nghề nghiệp gồm: hợp đồng lao động và đơn xin nghỉ phép du lịch.
- Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính gồm:
+ Sổ tiết kiệm có số tiền gửi ít nhất 5.000 USD hoặc 100 triệu đồng.
+ Các loại giấy tờ bổ sung (photo) như sổ đỏ (nhà phải rộng trên 100m2), chứng khoán, giấy tờ sở hữu ô tô...
+ Sao kê ngân hàng về lương (3 tháng gần nhất) hoặc bất kỳ giấy tờ nào chứng minh lương hàng tháng.
Trong trường hợp bạn không có đủ khả năng tài chính, có thể chứng minh năng lực tài chính của người thân, kèm theo giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình có xác nhận của chính quyền địa phương. Đối với độ tuổi vị thành niên phải có giấy đồng ý của bố mẹ, giấy chứng nhận quan hệ gia đình.
- Ngoài ra, bạn sẽ được miễn giấy tờ chứng minh năng lực tài chính trong các trường hợp sau:
+ Người làm ở cơ quan chính phủ: bổ sung giấy xác nhận nhân viên hoặc công nhân viên chức.
+ Từng đi các nước trong khối OECD (trong 5 năm gần nhất) hoặc từng đi Hàn Quốc trên 2 lần. Cần bổ sung giấy tờ xác nhận việc xuất nhập cảnh các nước (bản sao visa). Danh sách các nước thuộckhối OECD.
- Một số giấy tờ khác: Bản sao chứng minh thư (công chứng), lịch trình tham quan và giấy xác nhận đã đặt khách sạn.
Lưu ý khi phỏng vấn
Xin visa Hàn Quốc phần lớn không cần phỏng vấn song vẫn có một số trường hợp Đại sứ quán yêu cầu. Khi đó, bạn nên tìm hiểu kỹ các thông tin trên website của Đại sứ quán hoặc Bộ Ngoại Giao Hàn Quốc để khi trả lời phỏng vấn cho trôi chảy.
Bạn phải cho họ thấy rằng bạn có một công việc, cuộc sống ổn định tại Việt Nam; bạn có nhiều mối quan hệ ràng buộc và chắc chắn sau chuyến đi bạn buộc phải quay trở về và khi lưu trú tại Hàn Quốc, bạn biết mình sẽ đi đâu, làm gì. Điều quan trọng là khi đến phỏng vấn, bạn hãy cứ tỏ ra đàng hoàng, tự tin và thoải mái với tâm lý không xin được visa lần này thì xin lần sau, không đi được Hàn Quốc thì đi nước khác.
Lệ phí (chỉ thu bằng USD)
Khi tiến hành nộp đơn xin visa nhập cảnh vào Hàn Quốc, bạn sẽ phải trả lệ phí với mức:
- 30 USD đối với visa dưới 90 ngày
- 50 USD đối với visa một lần trên 90 ngày
Thời gian làm việc của bộ phận cấp visa
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ 9h đến 12h tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (trừ những ngày nghỉ lễ của sứ quán).
- Thời gian trả kết quả: từ 14h đến 16h tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (trừ những ngày nghỉ lễ của sứ quán).
Thời gian nhận kết quả thường là khoảng 8 ngày làm việc kể từ ngày nộp đơn xin. Nếu bạn xin tại TP HCM chỉ mất từ 4-5 ngày.
Khi đến nộp hồ sơ và nhận visa, bạn hãy nhớ mang theo chứng minh thư gốc.
Hiệu lực của visa
3 tháng kể từ ngày cấp và chỉ có giá trị xuất nhập cảnh một lần.
An Thy tổng hợp 

Những luật lệ kỳ quái nên nhớ khi ra nước ngoài

Nhai kẹo cao su ở Singapore, cho chim ăn trên quảng trường ở Venice... là những hành động có thể khiến bạn phải nộp tiền phạt.


 Singapore nổi tiếng là một đất nước sạch sẽ. Hành vi nhai kẹo cao su ngoài đường đã bị cấm trong suốt hai thập kỷ nay. Dù việc này bị coi là khá kỳ quặc trên thế giới và hành vi này ở Singapore chỉ bị phạt tiền nhưng số tiền có thể lên tới lên tới 1.000 USD. Do đó, bạn tốt nhất không nên "nghịch dại", chỉ nên nhai kẹo cao su khi ở trong nhà.
Cho chim ăn ở Venice (Italy)

 Cho chim ăn ở các quảng trường từng là một truyền thống mà khách du lịch rất ưa thích khi tới Venice. Tuy nhiên, việc làm này đã không còn hợp pháp tại thành phố này nữa. Theo đó, mỗi người vi phạm sẽ bị phạt tiền lên đến 700 USD. Lý do mà các nhà chức trách đưa ra là do các tác hại của chim bồ câu gây ra đối với sức khỏe con người cũng như các công trình lịch sử trong thành phố. Luật lệ này khiến không chỉ người dân mà chính những vị khách du lịch cũng rất nuối tiếc.
Hút thuốc lá ở Bhutan 

Nếu bạn là người nghiện thuốc lá đi chăng nữa thì cũng nên từ bỏ ý định hút thuốc ở Bhutan. Đất nước nằm ở dãy Himalaya này nổi tiếng với với những đạo luật hà khắc, trong đó, việc hút thuốc lá là hành vi bị cấm. Các sản phẩm thuốc lá bị đánh thuế 100% và việc hút thuốc ở nơi công cộng sẽ bị phạt rất nặng. Hành vi bán thuốc lá không có giấy phép có thể bị phạt tù.
Để xe hết xăng ở Đức

Đức nổi tiếng với những đường cao tốc có độ dài lớn và không giới hạn tốc độ. Tài xế có thể chạy lên tới tốc độ tối đa của động cơ. Tuy nhiên, nếu trong quá trình lưu thông trên những đoạn đường này mà bạn để cho xe hết xăng thì bạn sẽ gặp rắc rối với cảnh sát. Theo đó, dừng xe trên đường cao tốc với bất kỳ lý do gì cũng bị cấm, chỉ trừ những trường hợp quá khẩn cấp và hết xăng không nằm trong danh sách này. Luật lệ được đưa ra để nhằm giảm thiểu những tai nạn đáng tiếc.
Đi giày cao gót ở Hy Lạp

Đi giày cao gót tới các khu di tích lịch sử ở Hy Lạp cũng là hành vi bị cấm do lo ngại gót giày sẽ làm những chứng tích này bị mai một. Do đó, nếu trót lỡ đi một đôi giày cao ngất ngưởng tới đây, bạn sẽ phải gửi giày ở ngoài và đi vào trong bằng đôi chân trần.
Ăn trong lễ Ramadan

Khi đi du lịch tại các quốc gia Ả Rập, bạn nên tránh thời gian lễ Ramadan bởi đây là quãng thời gian các hoạt động ăn uống đều bị cấm từ khi mặt trời mọc cho tới khi mặt trời lặn. Du khách không tôn trọng truyền thống địa phương, ăn uống và hút thuốc nơi công cộng trong thời gian này sẽ bị phạt cảnh cáo, nếu tiếp diễn sẽ bị vô hiệu hóa visa.
Cau mày tại Milan (Italy)

Cau có, khó chịu là điều mà bạn nên trút bỏ trước khi tới Milan - thành phố vui vẻ, tràn ngập những trung tâm mua sắm, thời trang và không có cơ hội cho bạn buồn bực. Trong khi đi dạo quanh thành phố, bạn được khuyên rằng phải luôn nở nụ cười thân thiện. Đây là một yêu cầu mang tính chất pháp lý của chính quyền thành phố, tất nhiên, khi tới đám tang hay thăm người ốm thì được miễn "hành lễ".
Không mặc đồ lót ở Thái Lan

Thái Lan là đất nước sở hữu khá nhiều quy định kỳ lạ, nhưng trong đó, thú vị nhất có lẽ là đạo luật bắt buộc mặc đồ lót khi ra đường để đảm bảo tính tôn nghiêm. Do đó, khi ra đường, hãy luôn chắc chắn rằng mình không "quên" mặc đồ lót. Tuy nhiên, điều luật này cũng khiến nhiều người tò mò về phương thức kiểm tra những ai vi phạm.
Không bật đèn pha vào ban ngày



Trên bán đảo Scandinavi, lái xe ban ngày mà không bật đèn pha là vi phạm pháp luật. Nguyên nhân được đưa ra là vào mùa đông, thời gian trời sáng ở khu vực này rất hạn chế. Điều luật nhằm bảo vệ an toàn giao thông cho người dân.

Phạt tiền nếu chết ở Sarpourenx (Pháp)

Đạo luật "ngộ nghĩnh" này chắc chắn ai cũng muốn tuân thủ. Ở thị trấn Sarpourenx, phía tây nam của nước Pháp, thị trưởng Gerard Lalanne đã từ chối kế hoạch mở rộng nghĩa trang đang có và đi kèm một đạo luật khá bất ngờ. Đó là không cấm chết nhưng nếu ai chết sẽ bị phạt rất nặng. Mặc dù chưa biết hình phạt cụ thể là gì nhưng để an toàn, người dân nơi đây đã chọn giải pháp là... tìm nơi khác để chết.
Shironeko
Theo Huffington Post

10 món quà lưu niệm không nên mua ở châu Âu

Có những món đồ tưởng chừng rất độc đáo như trang sức thủy tinh Venice, tấm bưu thiếp có mảnh bức tường Berlin nhưng đôi khi lại khiến bạn thất vọng vì hay bị làm giả.
Nếu có dịp đến một số nước châu Âu, bạn nên cân nhắc khi chọn mua đồ lưu niệm là một trong những món dưới đây.
1. Mô hình tháp Eiffel bằng sắt tại Pháp
Món đồ có tính biểu tượng tuyệt đối này thường được nhiều khách du lịch chọn mua để làm quà tặng sau những ngày ở Pháp.
Tuy nhiên: Nếu bạn đi hàng không giá rẻ, không mua hành lý ký gửi, bạn sẽ phải tạm biệt những chiếc tháp đó tại khâu kiểm tra an ninh trước khi lên máy bay. Nếu bạn bỏ mô hình vào hành lý ký gửi, đỉnh tháp nhọn dễ đâm hỏng quần áo trong vali.
1-2132-1395127974.jpg
Hộp trang sức hình bánh macaron.
Thay vào đó: Hãy mua bánh macaron hay pa tê Pháp loại hảo hạng, có bán trong các siêu thị ở Paris. Còn nếu muốn có một món gì đó để giữ làm kỷ niệm, bạn nên tìm mua hộp đựng trang sức hình bánh macaron.
2. Hộp nhạc ở đồi Montmartre, Pháp
Rất nhiều người muốn lưu giữ những giai điệu Pháp du dương để cảm hứng Pháp theo mình mãi.
Tuy nhiên: Khi rời xa Montmartre và nghe hộp nhạc đó, nhiều người không còn cảm nhận được âm hưởng Paris như lúc đầu.
Thay vào đó: Hãy mua một CD nhạc Pháp mà bạn thích nhất của một ca sĩ Pháp… chưa cần phải nổi tiếng toàn cầu. Bạn cũng có thể bỏ thêm chút thời gian cùng một khoản tiền nhỏ và ngồi làm mẫu cho những họa sĩ vẽ tranh biếm họa, tranh truyền thần ngồi rải rác khắp nơi ở Montmartreb, vẽ chân dung cho mình. Họ làm nên cái hồn ở ngọn đồi lịch sử này.
2-2090-1395127975.jpg
Ngồi làm mẫu cho những họa sĩ vẽ tranh là trải nghiệm thú vị ở Pháp.
3. Trang sức thủy tinh ở Venice, Italy
Đây là món đồ đẹp và bắt mắt đối với các tín đồ thời trang.
Tuy nhiên: Nếu bạn mua chúng trên đảo chính Venice, hãy mặc cả hết mức có thể vì phần lớn những món đồ đó là thủy tinh Trung Quốc, giá rất rẻ chứ không phải thủy tinh Murano thứ thiệt. Nếu vào một cửa hàng thủy tinh Murano thật, bạn sẽ biết ngay khi nhìn giá là những con số “trên trời” của món trang sức ấy. Đồ thủy tinh Murano đắt không thể tưởng.
3-7773-1395127975.jpg
Đồ ren móc thủ công của nghệ nhân Burano cũng rất đắt và có cảm giác cứng hơn ren công nghiệp.
Thay vào đó: Bạn hãy chụp thật nhiều ảnh ở hai hòn đảo tuyệt đẹp này và dành tiền để ăn một bữa tối lãng mạn bên dòng kênh với ánh nến, tiếng nhạc du dương và những món ngon của ẩm thực Italy.
4. Đồ da Florence, Italy
Đồ da cỉa Italy đẹp nổi tiếng và những món đồ da bán ở đường phố Florence là đồ da bò thật, được thiết kế công phu và may bằng phương pháp thủ công.
5-8514-1395127976.jpg
Rất có thể bạn sẽ mua phải đồ da Trung Quốc.
Tuy nhiên: Nếu chú ý, bạn sẽ thấy chủ và người bán hàng trong các cửa hàng đồ da trên các phố du lịch ở Florence đều là người Trung Quốc. Dù có logo của đồ da Florence nhưng các món hàng vẫn là "made in China". Bạn có thể mua những món đồ này với giá rẻ hơn rất nhiều ở Lệ Giang. Mác đồ da Florence khiến những món đồ này có giá… xa rời thực tế.
Thay vào đó: Hãy mua một bức tranh vẽ phong cảnh xứ Tuscany, cái nôi của nghệ thuật Phục hưng châu Âu.
5. Đồng mề đay kỷ niệm
Ở các địa điểm du lịch nổi tiếng quanh châu Âu, món đồ lưu niệm này dễ khiến bạn xiêu lòng rồi móc hầu bao mà không hề đắn đo suy nghĩ.
7-7549-1395127976.jpg
Đồng mê đay khiến nhiều người mê mẩn.
Tuy nhiên: Trừ trường hợp bạn đang cố công sưu tầm những đồng mề đay này, còn nếu không, thực sự bạn sẽ không biết phải làm gì với chúng.
Thay vào đó: Cách đơn giản nhất để lưu lại những kỷ niệm về chuyến đi châu Âu của mình chính là chụp thật nhiều ảnh ở những địa danh mà bạn đến. Việc đó vừa giúp bạn không tốn tiền lại vừa có hình đẹp để khoe trên Facebook.
6. Tấm bưu thiếp có mảnh tường Berlin, Đức
Không ít người từng mua tấm bưu thiếp có đính kèm mảnh tường lịch sử này và cảm thấy ân hận mỗi lần trở lại Berlin.
8-3378-1395127976.jpg
Tấm thiệp có mảnh tưởng Berlin.
Bởi vì: Nếu đây là mảnh tường giả, bạn đã bỏ tiền ra vô ích. Nếu đây là mảnh tường thật, bạn đang góp phần cùng vài chục triệu khách du lịch khác làm nhỏ đi chứng tích lịch sử vô giá này bằng việc ích kỷ là “xà xẻo” một miếng cho riêng mình.
Thay vào đó: Bạn có thể mua một cuốn sách về lịch sử của bức tường nổi tiếng nhất trong lịch sử châu Âu nói riêng và lịch sử thế giới hiện đại nói chung.
7. Mũ cướp biển Viking, Thụy Điển
Bạn nghĩ rằng đó là biểu tượng cao nhất cho tộc người Viking ở Bắc Âu?
Tuy nhiên: Người Viking không hề đội mũ có sừng. Một nhà biên kịch đã cảm thấy hình ảnh người Viking trên sân khấu chưa đậm nét và dễ nhận biết nên đã sáng tạo ra cặp sừng cho những người Viking. Thêm vào đó, kể cả ở Thụy Điển, việc đội chiếc mũ có sừng như thế này khi ra đường trông vẫn rất kỳ cục.
9-2197-1395127977.jpg
Mũ cướp biển Viking.
Thay vào đó: Bạn hãy mua một đôi ủng bông đi trong nhà, “đặc sản” thủ công của người Thụy Điển. Đây là một món quà ý nghĩa dành tặng người thân.
8. Chuông đeo cổ bò, Thụy Sĩ
Đây là một món đồ lưu niệm tinh xảo, có tính tượng trưng cao của Thụy Sĩ, vốn là một nước nông nghiệp miền núi lâu đời.
11-7312-1395127977.jpg
Chuông đeo cổ bò.
Tuy nhiên: Tính ứng dụng của món đồ này rất thấp trừ khi bạn thực sự nuôi một chú bò.
Thay vào đó: Hãy mua một con dao Thụy Sĩ chế tác tinh xảo hoặc thật nhiều chocolate hảo hạng để làm quà cho chính mình và người thân, bạn bè.
9. Túi xách tay in chữ Barcelona lòe loẹt, Tây Ban Nha
Nhiều người không ngần ngại chi tiền để sở hữu một chiếc túi xách in chữ Barcelona.
Tuy nhiên: Bạn không nên mua vì có thể tìm thấy chiếc túi y hệt ở những thành phố khác. Khác biệt duy nhất là dòng chữ Barcelona sẽ được thay bằng tên thành phố ấy mà thôi.
12-7620-1395127977.jpg
Chiếc túi có mặt ở nhiều nơi, chỉ khác nhau bởi chữ in.
Thay vào đó: Thêm một chút “đầu tư”, bạn có thể mua những món đồ lưu niệm như bút viết, trang sức… có họa tiết ghép men theo phong cách Gaudi tuyệt đẹp.
10. Thỏi tinh dầu hoa hồng Bulgaria
Đây tưởng chừng như một món quà lưu niệm không thể không mua khi đặt chân đến xứ sở hoa hồng.
Tuy nhiên: Bạn rất khó dùng được chai tinh dầu nhỏ xíu này vì thiết kế nắp đậy không tiện lợi cho việc tháo mở.
14-6280-1395127977.jpg
Thỏi tinh dầu hoa hồng Bulgaria.
Thay vào đó: Hãy mua một chai nước hoa không thương hiệu nhưng 100% “made in Bulgaria” hoặc các loại mỹ phẩm có chiết xuất từ hoa hồng. Chúng sẽ hữu dụng hơn trong việc chăm sóc sắc đẹp cho các bạn gái.
Theo Thế giới văn hóa

Các món đồ lưu niệm nên mua khi du lịch nước ngoài

Búp bê Matryoshka của Nga, bùa hộ mệnh của Thổ Nhĩ Kỳ hay gấu bông chuột túi của Australia là những món đồ lưu niệm bạn đừng bỏ qua nhé. 

Đồ lưu niệm thường không thể thiếu với bất kỳ ai trở về sau chuyến du lịch đến một vùng đất khác. Nhờ nó mà bạn có thể hồi tưởng lại chuyến đi của mình. Dưới đây là một số gợi ý đồ lưu niệm cho bạn khi đi du lịch thế giới.
Thổ Nhĩ Kỳ
Bùa hộ mệnh: Rời khỏi Thổ Nhĩ Kỳ, bạn nên tìm mua cho mình một loại bùa hộ mệnh. Trong quầy lưu niệm dọc các con phố, bùa hộ mệnh được bày bán rất nhiều. Chúng được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như đá, vải, dây, cườm… Màu sắc chủ đạo là xanh dương, thường được làm dưới dạng móc khóa hoặc trang sức. Người Thổ Nhĩ Kỳ quan niệm rằng khi mang trong mình chiếc bùa này, bạn sẽ được bảo vệ khỏi tà ma và may mắn sẽ tìm đến.
Nga
Búp bê Matryoshka: Nếu có dịp đến xứ sở Bạch Dương, bạn nên tìm mua búp bê Matryoshka nổi tiếng, được tạo nên theo phong cách truyền thống của búp bê Nga. Những hình ảnh mà các họa sĩ vẽ xung quanh búp bê Matryoshka là sự phản ánh cuộc sống và truyền thống Nga.
06d28d8ac9f22d09223ff23e191ebd-8347-7551
Những cô nàng búp bê Matryoshka nổi tiếng của nước Nga. Ảnh: Pinterest.
Nhật
Mèo Maneki Neko: Đây là chú mèo vẫy tay biểu tượng của may mắn. Hầu hết những cửa hàng, văn phòng ở Nhật Bản đều để bức tượng của chú mèo này. Maneki Neko còn được sử dụng như đồ trang trí trong nhà và bày bán ở hầu hết các cửa hàng lưu niệm với đầy đủ kích thước và vật liệu.
Búp bê Kokeshi: Đây là búp bê truyền thống của Nhật Bản, được làm bằng gỗ với phần thân đơn giản còn phần đầu lớn hơn, không có tay hoặc chân. Búp bê Kokeshi ban đầu được xem như món đồ chơi, nhưng hiện nay đã trở thành một nghệ thuật truyền thống Nhật Bản. Du khách đến Nhật Bản thường mua Kokeshi về để làm quà tặng hoặc trưng bày trên bàn.
Ấn Độ
Thần Ganesha: Đây là vị thần đáng kính của Ấn Độ giáo, với hình dáng khác lạ đầu voi mình người. Thần Ganesha là tượng trưng của tài trí, hạnh phúc và thành công. Đến chơi Ấn Độ, bạn có thể mua những món đồ có biểu tượng thần Ganesha làm kỷ niệm như móc khóa hoặc tượng thần.
Australia
Gấu bông chuột túi: Chuột túi kangaroo hay gấu koala là biểu tượng của nước Australia và thật dễ hiểu khi nó cũng trở thành món quà lưu niệm nên mua khi du lịch đến đây. Những con gấu bông nhiều kích cỡ được bày bán trong cửa hàng lưu niệm. Bạn có thể mua về để đặt trong tủ kính hoặc trên bàn để gợi nhớ khoảng thời gian ở châu Đại Dương .
Thụy Sĩ
Dao xếp đa năng: Dao Thụy Sĩ đã nổi tiếng khắp nơi trên thế giới. Dao xếp đa năng Thụy Sĩ thật sự rất tiện lợi, nhỏ gọn, nhiều công dụng và vô cùng sắc bén. Nếu có khả năng, bạn nên mua một con dao về làm kỷ niệm. Chắc chắn nó đáng đồng tiền vì bạn có thể sử dụng linh hoạt trong cuộc sống như khui hộp, mở rượu, cắt giấy...
Phần Lan
Kẹo Salmiakki: Đây là món kẹo mặn đặc trưng của các nước Bắc Âu, đặc biệt nhất là Phần Lan. Người ở đây ăn món kẹo này rất dễ dàng, trong khi người nước ngoài sẽ cho rằng nó có mùi khá khó chịu. Dù vậy, đã đến Phần Lan thì cứ mang về một bịch kẹo nhỏ. Chút vị Salmiakki cũng đủ gợi nhớ đến đất nước này.
49e02cb1eafdba040847fa7c32dcae-3542-7924
Tuy có vị khó ăn nhưng Salmiakki là loại kẹo đặc trưng của Phần Lan. Ảnh: Pinterest
Bỉ
Chú bé Manneken Piss:  Bức tượng chú bé Manneken Piss ở thủ đô Brussel luôn thu hút đông đảo du khách nước ngoài bởi gắn liền với nước Bỉ. Do đó, khi đến đây, bạn có thể vào cửa hàng lưu niệm để mua một món quà nhỏ như móc khóa, đồ khui, gạt lửa hình chú bé Manneken Piss. 
Brazil
Dép xỏ ngón Havaianas: Đây là những đôi dép đầy màu sắc nổi tiếng thế giới và Brazil là quê hương của chúng. Thiết kế tuy đơn giản, nhưng món quà lưu niệm này khá thiết thực. Bạn có thể mua về để dành mang đi biển, đi chơi khi thời tiết nóng bức và loại dép sản xuất ở Brazil thì rất bền.
VnExpress

Xin visa du lịch Anh nhanh

Visa Schengen có thể bị từ chối nhiều, nhưng visa Anh có tỷ lệ 'trúng' khá cao. Ngoài ra, bạn còn được ở lại tới 6 tháng, với nhiều lần nhập cảnh.

Điền bản khai xin visa trên mạng
Mỗi cá nhân xin visa Anh, bao gồm cả trẻ em, phải có riêng cho mình một bản khai xin visa tại đây. Với lý do bảo mật thông tin và cũng là để trung tâm tiếp nhận hồ sơ liên lạc khi cần, bạn phải có một địa chỉ email và bắt buộc phải điền đầy đủ thông tin xin visa ngay trên mạng thì hồ sơ của bạn mới được chấp nhận. Khi điền bản khai xin visa cần lưu ý:
- Đảm bảo chọn đúng loại visa cần xin là visa du lịch (general visitor).
- Các mục trong đơn xin visa phải được điền đúng.
- In toàn bộ các trang của bản khai xin visa và mang theo bản khai này khi tới nộp tại trung tâm tiếp nhận hồ sơ. Bản khai cần được in trên giấy chất lượng tốt. Các thông tin trên bản khai cần nằm trong khuôn khổ lề giấy in.
- Đảm bảo bản khai có mã số hồ sơ xuất hiện ở trang cuối cùng và phải ký ở trang này.
- Sau khi lưu và nhấn nút nộp hồ sơ qua mạng, bạn sẽ nhận được một email xác nhận với mã số hồ sơ bắt đầu bằng số GWF. Bạn cần lưu giữ số hồ sơ để truy cứu sau này.
Visa du lịch Anh loại thấp nhất cũng có giá trị tới 6 tháng và được nhập cảnh nhiều lần.
[Caption]
Visa Anh có thời hạn ít nhất là 6 tháng và được nhập cảnh nhiều lần.
Đặt lịch hẹn nộp hồ sơ
Bạn sẽ phải đặt luôn lịch hẹn nộp hồ sơ, chính là khâu cuối cùng trong quá trình điền bản khai xin visa, thì mới có thể đến nộp hồ sơ tại trung tâm tiếp nhận visa.
- Nếu bạn xin visa theo một nhóm thì mỗi thành viên của nhóm đều cần đặt một cuộc hẹn riêng. Ví dụ, nếu nhóm của bạn gồm 4 người thì bạn cần phải đặt tổng cộng 4 cuộc hẹn.
- Thời gian hẹn nộp hồ sơ không quá 60 ngày kể từ ngày đặt lịch trên mạng.
- Nếu muốn thay đổi cuộc hẹn, bạn phải huỷ cuộc hẹn cũ của mình. Mỗi người nộp đơn chỉ có thể đặt một cuộc hẹn, đặt nhiều hơn một cuộc hẹn cho mỗi người hoặc tạo ra những cuộc hẹn ảo thì tất cả các cuộc hẹn không hợp lệ này đều bị hủy mà không cần thông báo trước.
Bất kỳ ai xin visa vào Anh (trừ một số trường hợp được miễn và trẻ em dưới 5 tuổi) đều phải đến nộp hồ sơ trực tiếp tại trung tâm tiếp nhận visa để cung cấp dấu vân tay.
Tại Việt Nam, toàn bộ người nộp đơn, trừ những trường hợp thoả mãn điều kiện dịch vụ visa giới hạn tại TP HCM, sẽ phải trực tiếp đến nộp hồ sơ tại Đại sứ quán Anh ở Hà Nội. Tất cả đơn xin cấp visa sẽ được gửi tới trung tâm xét duyệt visa của Cục Biên giới Anh (UKBA) tại Đại sứ quán Anh ở Bangkok để xử lý. Phía trung tâm tiếp nhận ở Việt Nam sẽ không liên quan đến quá trình xét duyệt đơn xin visa và cũng không có bất kỳ tác động nào cho hồ sơ của bạn.
* Địa điểm trung tâm tiếp nhận visa:
- Đại sứ quán Anh tại Tòa nhà trung tâm, 31 Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Công ty VFS Toàn cầu tại Tòa nhà Resco, tầng 4, 94-96 Nguyễn Du, Quận 1, TP HCM.
Lưu ý: khi đến nộp hồ sơ không nên tới quá sớm vì bạn chỉ được phép vào trước 5 phút so với giờ hẹn mà thôi.
Chuẩn bị giấy tờ cần thiết (Các giấy tờ nếu là bản photo thì cần mang theo bản gốc để đối chứng)
- Phiếu hẹn sau khi đặt lịch hẹn thành công trên mạng.
- Đơn xin visa có chữ ký và dán ảnh. Yêu cầu ảnh phải có nền trắng, kích cỡ 3,5 x 4,5 cm và chụp không quá 6 tháng.
- Hộ chiếu còn hiệu lực trong ít nhất 6 tháng và có 2 trang trống để gắn visa. Mang theo cả hộ chiếu cũ (nếu có).
- Chứng minh thư (tiếng Việt + tiếng Anh).
- Hộ khẩu gia đình (tiếng Việt + tiếng Anh).
- Bằng chứng chứng minh được khả năng tài chính (không yêu cầu cụ thể nhưng càng nhiều càng tốt, chừng trăm triệu đồng) (tiếng Việt + tiếng Anh).
- Bằng chứng về tài sản như sổ tiết kiệm, giấy tờ nhà... (tiếng Việt + tiếng Anh).
- Bằng chứng về công việc: hợp đồng lao động và đơn xin nghỉ phép du lịch (tiếng Việt + tiếng Anh).
- Giấy xác nhận đặt khách sạn. Nếu người xin visa có bạn bè hoặc người thân ở Anh và sẽ ở nhà họ trong thời gian lưu trú tại Anh thì phải có thư bảo lãnh của bạn bè, người thân.
Lưu ý: đối với những giấy tờ không phải tiếng Anh đều phải cung cấp bản dịch (có công chứng) và nộp kèm bản gốc để đối chiếu.
visa1-1375940507_600x0.jpg
Hồ sơ của bạn càng cụ thể, chi tiết thì khả năng nhận visa đến xứ sở sương mù càng cao.
Lệ phí (thu bằng tiền Việt dưới hình thức tiền mặt)
- Ra vào (1 lần hoặc nhiều lần) trong thời gian dưới 6 tháng: 2.660.000 đồng.
- Ra vào nhiều lần trong thời gian 1-2 năm: 9.275.000 đồng.
- Ra vào nhiều lần trong thời gian 5 năm: 17.010.000 đồng.
- Ra vào nhiều lần trong thời gian 10 năm: 24.570.000 đồng.
Thời gian nộp hồ sơ
- Tại Hà Nội: từ 8h30 đến 11h30, thứ 2 đến thứ 6, trừ các ngày nghỉ lễ.
- Tại TP HCM: từ 8h30 đến 15h, thứ 2 đến thứ 6, trừ các ngày nghỉ lễ.
Thời gian xét duyệt
- Thường dao động là từ 7 đến 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
- Lưu ý không nên gọi điện để hỏi về tiến độ xét duyệt hồ sơ của mình nếu hồ sơ nộp chưa quá 15 ngày làm việc.
Nhận quyết định về visa
Khi có kết quả visa, bạn sẽ được trung tâm tiếp nhận hồ sơ liên lạc qua điện thoại hoặc email để thông báo đến nhận lại hộ chiếu, giấy tờ gốc cùng visa (nếu được). Nếu đến nhận trực tiếp, bạn cần mang theo hóa đơn. Trung tâm tiếp nhận cũng sẽ chuyển thẳng giấy tờ về địa chỉ của bạn qua đường bưu điện.
Tìm hiểu thông tin visa
Bạn có thể tìm hiểu thông tin visa tiếng Anh hoặc tiếng Việt bằng cách gọi điện đến số 04-39360500 (14h -15h, từ thứ 2 đến thứ 6).
An Thy tổng hợp

Visa du lịch châu Âu và những lưu ý để thành công

Chỉ có Pháp, Italy, Hà Lan và Tây Ban Nha chấp nhận visa du lịch cho các du khách có quốc tịch Việt Nam.

Schengen là tên một thị trấn nhỏ ở Luxembourg nằm cạnh biên giới Pháp và Đức, nơi các thành viên Liên minh châu Âu ký kết Hiệp ước Khối biên giới chung châu Âu tháng 6/1985 với 7 nước tham gia đầu tiên. Hiện có 25 quốc gia thành viên tham gia Khối biên giới chung Schengen gồm Áo, Đức, Bỉ, Pháp, Đan Mạch, Phần Lan, Hy Lạp, Iceland, Italy, Luxembourg, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Hà Lan, Hungary, CH Czech, Estonia, Latvia, Lithuania, Malta, Ba Lan, Slovakia, Slovenia và Thụy Sĩ. Công dân Việt Nam nếu có visa Schengen sẽ được đi lại trong 25 quốc gia thành viên của khối này.

Phần lớn các nước trong khối Schengen không chấp nhận cấp visa du lịch tự do cho công dân Việt Nam mà cần có giấy mời của người bảo lãnh, ngoại trừ Pháp, Italy, Hà Lan  Tây Ban Nha. Vì vậy, nếu muốn xin visa du lịch châu Âu, bạn có thể đến Đại sứ quán hoặc trung tâm tiếp nhận visa của một trong 4 nước này tại Hà Nội hoặc TP HCM. Lưu ý khi làm thủ tục giấy tờ, nếu bạn nộp đơn xin cấp visa ở Đại sứ quán nước nào thì nước đó phải là điểm đến đầu tiên (first destination) trong khối Schengen hoặc là nơi lưu trú dài ngày nhất trong chuyến đi (main destination).
visa-1376460674_600x0.jpg
Ngoài các giấy tờ cơ bản, lưu ý một số chi tiết càng chu đáo, đầy đủ, cơ hội được cấp Visa sẽ tốt hơn.
Các giấy tờ cần thiết (tất cả đều phải dịch sang tiếng Anh)
Hồ sơ xin cấp visa tùy theo yêu cầu từng đại sứ quán, nhưng thông thường gồm có:
- Tờ khai xin visa Schengen (điền bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ của nước đó).
- Hộ chiếu có hiệu lực, được cấp không quá 10 năm, còn giá trị ít nhất ba tháng sau ngày rời khỏi lãnh thổ các nước thành viên Shengen, còn ít nhất 2 trang trắng. Nộp bản chính và bản sao tất cả các trang thông tin và các trang có dấu (nếu có).
- Ảnh theo tiêu chuẩn của các sứ quán, trên nền trắng, kích thước 3,5x4,5cm.
- Xác nhận của ngân hàng bằng tiếng Anh về tài khoản cá nhân hoặc sổ tiết kiệm, xác nhận số tiền trong thẻ tín dụng, xác nhận chủ sở hữu của debit card, xác nhận sở hữu cổ phiếu... Bạn cần chứng minh có đủ số tiền cho chuyến đi tối thiểu 70 euro/người/ngày nhân với số ngày dự kiến. Số dư trong tài khoản của bạn càng nhiều càng tốt (tối thiểu 5.000 USD) và cùng lúc sử dụng nhiều loại thẻ càng tốt, nếu thẻ hạng bạch kim càng có lợi thế.
- Một số giấy tờ chứng minh khả năng tài chính khác như: chứng từ về chủ quyền tài sản (sở hữu nhà cửa, đất đai…), chứng từ về thu nhập lợi tức: cổ đông công ty, nhà cho thuê (nếu có), giấy xác nhận mức lương, giấy phép kinh doanh nếu là chủ doanh nghiệp.
- Hành trình rõ ràng nêu chi tiết lộ trình chuyến đi và thời gian lưu trú tại mỗi quốc gia trong khối Schengen.
- Bằng chứng về nơi lưu trú: xác nhận đặt phòng khách sạn có ghi rõ ngày và thời gian lưu trú.
- Các loại giấy tờ chứng minh đã đặt các dịch vụ khác cho chuyến đi (nếu có) như vé máy bay nội địa trong châu Âu, vé tàu hoả, vé vào cửa tham quan các công trình kiến trúc, vé thăm bảo tàng, vé tham dự hoà nhạc...
- Đặt chỗ vé máy bay khứ hồi.
- Bảo hiểm y tế du lịch cho toàn bộ thời gian dự định lưu trú, có giá trị cho tất cả các quốc gia thuộc khối Schengen với mức trách nhiệm tối thiểu là 30.000 euro (khoảng 850 triệu đồng).
Hồ sơ yêu cầu xin visa du lịch Pháp
Hồ sơ yêu cầu xin visa du lịch Italy
Hồ sơ yêu cầu xin visa du lịch Hà Lan
Hồ sơ yêu cầu xin visa du lịch Tây Ban Nha
Các địa điểm tiếp nhận hồ sơ xin cấp visa Schengen
* Pháp
- Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội: 57 Trần Hưng Đạo. Phòng thị thực mở cửa tiếp khách từ 8h30 tới 11h45 từ thứ hai tới thứ sáu. Hồ sơ xin thị thực chỉ được tiếp nhận khi đã đặt hẹn trước qua điện thoại theo số (04) 3944 5700.
- Tổng Lãnh sự quán Cộng hòa Pháp tại TP HCM: 27 Nguyễn Thị Minh Khai. Người xin visa phải đích thân nộp hồ sơ tại Tổng Lãnh sự quán Pháp. Không xem xét hồ sơ gửi qua đường bưu điện, fax hay thư điện tử. Tất cả các đương đơn phải lấy hẹn tại đây. Số điện thoại liên hệ (08) 3520 6800.
* Italy
- Đại sứ quán Italy tại Việt Nam: số 9 Lê Phụng Hiểu, Hà Nội. Thời gian từ thứ hai đến thứ sáu, sáng 8h30 - 13h và chiều 14h - 17h. Số điện thoại liên hệ (04) 3825 6246 hoặc (04) 3825 6256.
- Trung tâm nộp hồ sơ xin thị thực Italy, Tòa nhà Resco, số 94 - 96 phố Nguyễn Du, quận 1, TP HCM. Thời gian tiếp khách từ thứ hai đến thứ sáu, buổi sáng từ 8h30 đến 12h00 và buổi chiều từ 13h đến 16h. Đăt hẹn qua tổng đài số (08) 3939 0890.
Italy, Pháp, Hà Lan và Tây Ban Nha là các nước chấp nhận cấp visa du lịch cho công dân Việt Nam. Ảnh: telegraph
Italy, Pháp, Hà Lan và Tây Ban Nha là các nước chấp nhận cấp visa du lịch cho công dân Việt Nam. Ảnh:telegraph
* Hà Lan
- Đại sứ quán Hà Lan tại tầng 6 Deaha Office Tower, 360 Kim Mã, Hà Nội. Thời gian tiếp khách từ thứ hai đến thứ sáu, sáng 9h - 12h và chiều 13h - 17h. Số điện thoại liên hệ (04) 3831 5650.
Tổng Lãnh sự quán Vương quốc Hà Lan tại Saigon Tower, Suite 901, 29 Lê Duẩn, TP HCM. Thời gian tiếp khách từ thứ hai đến thứ sáu, sáng 9h - 12h và chiều 12h30 - 16h30. Điện thoại (08) 3823 5932.
* Tây Ban Nha
- Đại sứ quán Tây Ban Nha tại số 4 Lê Hồng Phong, quận Ba Đình, Hà Nội. Thời gian từ thứ hai đến thứ sáu, nộp hồ sơ từ 9h đến 12h, trả kết quả từ 14h đến 15h. Điện thoại liên hệ (04) 3771 5207. Không cần đặt hẹn trước.
- Trung tâm nộp hồ sơ xin thị thực Tây Ban Nha, Tòa nhà Resco, số 94 - 96 phố Nguyễn Du, Quận , TP HCM. Thời gian tiếp khách từ thứ hai đến thứ sau, buổi sáng từ 8h30 đến 12h và buổi chiều từ 13h đến 16h. Liên hệ bộ phận visa (08) 3939 0895. Không cần đặt hẹn trước.
Lệ phí visa
Mức lệ phí phải trả khi xét hồ sơ visa Schengen du lịch (ngắn hạn) là 60 euro, được quy đổi ra tiền VNĐ theo tỷ giá quy định bởi Đại sứ quán và có thể thay đổi tùy từng thời điểm.
Thời gian xét duyệt
- Thông thường là 15 ngày, nhưng cũng có thể lên đến 30 ngày nếu hồ sơ cần được xác minh thêm. Trong vài trường hợp đặc biệt, việc xác minh có thể kéo dài tới 2 tháng.
- Nếu là lần đầu xin visa Schengen, bạn nên nộp sớm để đảm bảo cho việc khởi hành đúng lịch trình.
An Thy tổng hợp

Xin visa du lịch Hong Kong không quá phức tạp

Chỉ cần chứng minh được khả năng tài chính và có một công việc ổn định, khả năng trúng visa vào xứ Cảng Thơm là rất cao.

Các giấy tờ cần thiết
- Tờ khai xin visa và 2 ảnh chân dung 4x6cm, phông nền trắng và chụp trong 6 tháng gần đây. Tải mẫu tờ khai tại đây.
- Hộ chiếu còn hạn tối thiểu 6 tháng và phải còn 4 trang trắng liền nhau để dán visa.
- Chứng minh thư photo 2 mặt.
- Bản photo tất cả các trang sổ hộ khẩu phóng đại 120%.
- Giấy tờ chứng minh nghề nghiệp như giấy đồng ý cho nghỉ phép của cơ quan, giấy chứng nhận kinh doanh của công ty...
- Chứng minh tài chính: bản photo sổ tiết kiệm hoặc bản chính xác nhận tài khoản ngân hàng với số dư tối thiểu là 1.500 USD. Trong trường hợp không chứng minh được nghề nghiệp thì bạn cần phải chứng minh tài khoản của mình có ít nhất 10.000 USD.
- Các giấy tờ chứng minh mục đích du lịch như vé máy bay, đặt phòng khách sạn, lịch trình tham quan chi tiết...
- Những giấy tờ cần thiết khác mà đại sứ quán yêu cầu.
* Lưu ý: Giấy tờ chứng minh tài chính và chứng minh nghề nghiệp đều phải dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Trung.
aaa-1377587449.jpg
Visa Hong Kong.
Địa điểm nộp hồ sơ xin visa và tư vấn
- Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội: 46 đường Hoàng Diệu. Điện thoại: 04 3845 3736.
- Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại TP HCM: 175 Hai Bà Trưng, Quận 1. Điện thoại: 08 3829 2463.
Những người xin visa từ Đà Nẵng trở vào nộp đơn và nhận hộ chiếu tại TP HCM, còn từ Huế trở ra nộp đơn và nhận hộ chiếu tại Hà Nội.
Thời gian nhận kết quả từ 5 đến 7 ngày làm việc.
Lệ phí
Chi phí xin visa vào Hong Kong là 55 USD/người, có giá trị 30 ngày kể từ ngày được cấp, thời gian lưu trú tối đa 7 ngày.
Lưu ý
Trước đây, visa Hong Kong được phép vào Macao, nhưng hiện tại, bạn chị được phép ở trong lãnh thổ Hong Kong.
An Thy tổng hợp

Nhật cấp visa nhập cảnh nhiều lần cho du khách Việt

Visa nhập cảnh nhiều lần, mỗi lần không quá 15 ngày, có giá trị trong 3 năm dành cho khách du lịch Việt Nam sẽ được áp dụng từ 1/7.

Bộ Ngoại giao Nhật Bản vừa ra thông báo nới lỏng quy định xin visa nhập cảnh cho du khách một số nước Đông Nam Á bắt đầu từ ngày 1/7 tới, nhằm mục đích thu hút thêm nhiều khách du lịch từ các quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, đặc biệt là Đông Nam Á.
Du khách Đông Nam Á sẽ có cơ hội tới thăm xứ sở phù tang một cách dễ dàng hơn.
Du khách Đông Nam Á sẽ có cơ hội tới thăm xứ sở phù tang một cách dễ dàng hơn.
Cụ thể, việc miễn visa sẽ được áp dụng đối với du khách Thái Lan ở Nhật dưới 15 ngày và với du khách Malaysia không quá 3 tháng. Trong khi đó, visa nhập cảnh nhiều lần (multiple) có giá trị trong vòng 3 năm sẽ được áp dụng cho khách du lịch Việt Nam và Philippines, mỗi lần nhập cảnh không quá 15 ngày.
Trước đây, visa dành cho du khách Việt Nam vào Nhật được cấp dạng một lần (single) và đúng theo số ngày đăng ký.
Động thái này được đưa ra nhân dịp kỷ niệm 40 năm quan hệ hữu nghị hợp tác giữa ASEAN và Nhật Bản nhằm thắt chặt hơn nữa quan hệ giữa Nhật với các quốc gia Đông Nam Á.
Mục tiêu đến năm 2030, Nhật Bản sẽ thu hút 30 triệu lượt khách du lịch. Theo Hiệp hội Du lịch Nhật Bản, có khoảng 8,37 triệu du khách nước ngoài đến thăm xứ sở phù tang vào năm ngoái, trong đó, khoảng 780.000 (chiếm 9,3%) đến từ các quốc gia Đông Nam Á.
An Thy