Well Come To The Food Of Love

Lẩu măng chua riêu cua

Trời mùa đông, bạn hãy chuẩn bị một nồi lẩu nóng hổi chua chua cay cay cho cả gia đình quây quần, ăn vừa ngon vừa nhanh gọn.
Nguyên liệu:
- 800g cua đồng hoặc có thể dùng ghẹ để thay thế
- 400g măng chua
- Cà chua, dọc mùng, đậu bắp
- Hành lá, mùi tàu, hành khô
- Nước mắm, hạt nêm, muối, tiêu, chanh, ớt quả
- 1-2 quả me chua hoặc dấm bỗng
- Rau ăn kèm: rau muống, cải bẹ xanh
- Đậu phụ non hay đậu phụ rán, bún
- Bạn có thể thêm chả cua tùy theo sở thích của bạn.
Cách làm:
Bước 1:
- Cua đồng mua về rửa sạch, tách đôi, bỏ yếm, khều lấy gạch cua để riêng ra bát nhỏ, vắt vào bát gạch một vài giọt chanh để khử mùi tanh.
 Bước 2:
- Phần gạch cua, phi hành khô, chưng gạch cua thơm, rồi cho ra bát nhỏ.
 Bước 3:
- Thân cua giã nhỏ, hoặc có thể cho vào máy sinh tố, xay cùng với ba bát nước lọc, xay thật mịn.
 Bước 4:
- Dùng đồ lọc, lọc bỏ bã, cho phần nước vào nồi thêm vào một thìa nhỏ muối, một ít hạt nêm.
- Bắc nồi nước lọc cua lên bếp, đun gần sôi thì nhỏ lửa, dùng đũa khoắng nhẹ tới khi sôi lăn tăn thì phần riêu cua nổi lên bề mặt, vớt riêu để qua bát nhỏ, phần nước lọc cua để riêng.


Bước 5:
- Dứa cắt bỏ mắt, thái lát, cà chua bổ múi cau.
- Dọc mùng rửa sạch, tước bỏ xơ, thái lát xéo.
- Măng chua rửa sạch qua với nước lạnh, cắt nhỏ, để lên rổ cho ráo nước.
- Đậu bắp rửa sạch, thái lát xéo.
- Hành lá rửa sạch, phần đầu hành thái chẻ làm đôi, phần đầu hành cắt khúc.
- Mùi tàu rửa sạch.

 Bước 6:
- Rau muống, cải thảo rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.
 Bước 7:
- Đun nóng nồi, thêm dầu điều, phi hành khô thơm, đổ cà chua vào đảo đều, thêm một thìa nhỏ muối để cà chua nhanh chín nhừ.
 Bước 8:
- Thêm măng chua và dứa vào om cùng, tiếp tục đun từ 10 đến 15 phút.
- Thêm khoảng hai bát lạnh vào nồi măng chua, thêm me chua hay dấm bỗng, nêm lại gia vị vừa ăn, đun lửa nhỏ đun khoảng 15 phút, thêm nước đã lọc cua ở bước 4 vào đun cùng, đun lửa nhỏ.
 Bước 9:
- Cho nồi măng chua vào nồi lẩu chuyên dụng, thêm phần riêu cua và gạch cua vào nồi, đun sôi thì cho thêm đậu bắp, dọc mùng, hành lá, mùi tàu, đậu phụ non và các loại rau ăn kèm. Dùng kèm với bún và nước mắm xắn với ớt quả.

Cún Khang


Bún tôm thanh mát cho cuối tuần

Bát bún có nước dùng ngọt nhờ xương hầm và vỏ tôm xay, thơm mùi nấm hương, ăn kèm rau sống ngon tuyệt.

Ngon lạ với bún chả cua

Cuối tuần bạn hãy trổ tài làm món bún chả cua dành cho gia đình. Bát bún nóng hổi với vị ngọt từ xương hầm, thêm chả cua dai và nấm giòn, rất hấp dẫn và lôi cuốn.

Những lưu ý về ăn uống cho người Việt khi đến Mỹ

Khi ăn buffet, lấy đồ ăn vừa đủ vào đĩa của mình. Tuyệt đối không chất đầy đĩa đồ mình muốn ăn khi người khác còn chưa đến lượt.

Có nhiều chi tiết nhỏ nhặt mà đôi khi chúng ta thường làm theo bản năng và không lưu ý cụ thể. Những lưu ý về ăn uống dưới đây cho những người Việt nói riêng và châu Á nói chung lần đầu đến Mỹ có thể sẽ hữu ích để bạn hòa nhập với môi trường. 
Tác phong
Người Mỹ rất chú ý đến tác phong khi ngồi ở bàn ăn. Khi ăn ngồi thẳng, để tay chứ không để khủy tay lên bàn. Tránh tì người vào bàn ăn hay ngồi dựa dẫm. Dùng thìa dĩa đưa thức ăn vào miệng chứ không đưa bát đĩa lên miệng.
Người phương Tây đa phần ăn uống không phát tiếng động. Họ chú ý không khua chén đĩa lanh canh, không nhai chóp chép. Ngay khi họ ăn các món ăn châu Á, họ cũng dùng đũa hay thìa đưa đồ ăn lên miệng một cách từ tốn cứ không cúi gằm mặt vào bát đồ ăn hay húp soàn soạt những món ăn có nước.
Gần như 100% người châu Á không sinh ra ở Mỹ đều ăn uống mở miệng. Người phương Tây được dạy từ bé là ăn uống phải khép miệng, không để người khác nhìn thấy thức ăn trong miệng mình. Ngoài ra cũng tránh ăn vào rồi nhổ ra, vì thế họ ít ăn những món gặm, mút hay các hoa quả có hạt như người châu Á. Ăn uống mở miệng được người Mỹ coi là tương đối bất lịch sự.
Khi ngồi bàn ăn, nhất là các quán ăn lịch sự, tắt hoặc vặn nhỏ điện thoại. Sẽ khá bất lịch sự nếu giữa quán hàng ăn sang trọng, bỗng dưng có điện thoại kêu ầm ĩ. Nếu việc phải nghe điện thoại, hãy xin lỗi và cầm điện thoại đi ra ngoài. Khi đi ăn với bạn, nếu có điện thoại và muốn trả lời, nhớ xin phép người ngồi cùng bàn. Nếu bạn cứ thản nhiên nghe điện thoại, người đối diện sẽ cho là họ không quan trọng với bạn và bạn không để tâm lắm đến việc tiêu thời gian với họ.
Văn hóa ăn tiệc và nhà hàng
Khác với văn hóa người Việt khi tổ chức tiệc là chủ nhà thường đứng ra lo hết toàn bộ đồ ăn, người Mỹ hay mở tiệc bằng cách chủ nhà đứng ra tổ chức và chuẩn bị một phần thức ăn, khách đến mang theo một món ăn để góp phần, trừ phi chủ nhà nói rõ là không cần mang gì cả. Nếu chủ nhà đãi tiệc hoàn toàn thì bạn nên lịch sự mang theo 1 chai rượu vang, một bó hoa, hay một món quà nho nhỏ để tỏ lòng cảm kích.
My1-3226-1409022403.jpg
Đi ăn buffet bạn tuyệt đối không nên lấy quá nhiều, và để thừa nhiều. 
Khi ăn đồ buffet hay potluck, hay bất cứ nơi nào theo phong cách tự phục vụ, chú ý xếp hàng chờ đến lượt mình dù có lâu đến mấy. Không cắt ngang hàng, không giục người khác lấy đồ nhanh lên. Đồ ăn lấy vừa đủ vào đĩa của mình. Nếu muốn ăn nữa thì sau khi ăn xong, thấy còn thì ra lấy lần nữa. Tuyệt đối không chất đầy đĩa của mình đồ mình muốn ăn khi người khác còn chưa đến lượt. Khi lấy đồ ăn, bạn có thể lựa những thứ mình thích, nhưng tuyệt đối không chọc hay bới tung, không bỏ lại đồ đã cho vào đĩa của mình, không nếm tại bàn ăn. Nếu không rõ mình có thích không thì lấy một chút thôi.
Sau khi lấy đồ ăn, bạn nên lập tức ra chỗ khác, để khu vực đồ ăn cho những người khác di chuyển và lấy đồ, đừng chắn đường những người đang chờ đợi để đến lượt họ lấy thức ăn. Tệ hơn nữa thì đứng ăn ngay tại chỗ lấy đồ ăn để có gì còn… lấy tiếp.
Nếu là tiệc ngồi, ăn uống phục vụ tại bàn với nhiều người, nên lưu ý người phương Tây tránh không dùng chung bát đĩa hay thìa dĩa với người khác. Mỗi người thường có một bát nước chấm riêng, mỗi món ăn chung sẽ có một dụng cụ riêng để xúc đồ ăn. Khi ăn mỗi người sẽ lần lượt lấy phần của mình cho vào đĩa của họ rồi mới dùng đũa, hay thìa dĩa để ăn. Không dùng đũa hay thìa đã dùng của mình xúc vào đồ ăn chung, cũng như lưu ý không tự động xúc vào đĩa chung khi người khác đang lấy đồ cho họ, hãy chờ đến lượt mình. Không lấy các dụng cụ dùng để lấy đồ ăn chung cho mọi người đưa lên miệng nếm hay chấm mút.
Khi vào quán, mỗi người sẽ được phục vụ một thực đơn để chọn món ăn. Khi chọn xong đồ ăn, bạn gấp thực đơn lại để trên bàn, người phục vụ sẽ hiểu là bạn đã chọn xong đồ. Chú ý nên chọn đồ ăn ngay sau khi ngồi xuống bàn, người phục vụ luôn dành cho bạn khoảng 5 phút để bạn đọc thực đơn và đặt câu hỏi nếu có gì thắc mắc. Đừng ngồi xuống và buôn chuyện trước khi đặt đồ ăn.
Lưu ý dùng khăn ăn trải lên đùi để tránh đồ ăn rơi rớt. Khi cần lau miệng thì kéo nhẹ một đầu khăn ăn lên và chấm vào miệng. Khi cần rời bàn ăn đi đâu đó, để khăn trên ghế của bạn. Nếu bạn để lên bàn, người phục vụ có thể hiểu nhầm là bạn đã dùng xong. Tương tự, nếu bạn đặt dao dĩa xuống, đặt lên bàn bên cạnh đĩa đồ ăn của bạn nếu bạn chưa dùng xong. Khi dùng đồ ăn xong, đặt dao dĩa vào lòng đĩa thức ăn, chúc mũi xuống, người phục vụ sẽ hiểu là bạn đã dùng xong.
Nếu bạn đi cùng con nhỏ, nên chọn những quán ăn tương đối ồn ào, không quá sang trọng, và có chỗ cho trẻ con đi lại. Nếu cẩn thận bạn có thể chọn đi ăn thật sớm hoặc thật muộn khi quán chưa đông khách. Tuyệt đối lưu ý không để con mình làm phiền người khác. Nếu con khóc, đưa con ra khỏi quán ngay và giúp con nín khóc. Không cáu, không quát con trong quán ăn. Không đưa con đến những nhà hàng sang trọng, nơi có nhiều người có thể phải dành dụm khá lâu mới có thể đến đó để hy vọng có một buổi tối thoải mái và yên tĩnh.
Tiền boa
Mỹ là nước có văn hóa cho tiền boa. Mức thông thường nhất là 15% trên tổng hóa đơn. Thường nếu là nhóm đông (6-8 người trở lên), các nhà hàng hay tự động tính luôn mức 18%. Các nhà hàng bình dân nơi không đòi hỏi nhiều sự phục vụ có thể nhận tiền boa ít hơn, ngược lại những nhà hàng đắt tiền nơi người phục vụ chăm sóc bạn chu đáo, thường sẽ nhận được nhiều tiền boa hơn. Đa phần người phục vụ bên này không có lương, hay lương rất thấp, thu nhập của họ trông chờ cả vào tiền boa, nên bạn đừng tiết kiệm với họ dù có thể ban đầu bạn chưa quen với nếp này.
My2-2103-1409022403.jpg
Mỹ là nước có văn hóa tiền boa ở các nhà hàng. 
Ở các nhà hàng sang trọng, nếu bạn mang rượu của bạn đến thì bạn sẽ phải trả phí mở rượu. Ngoài ra cũng nên kiểm tra với nhà hàng vì không phải nhà hàng nào cũng cho phép bạn mang rượu vào.
Nếu bạn ăn tại các quán ăn nhanh, hay các khu food court, thường tiền boa rất ít hoặc không có vì sự phục vụ ở những nơi này chỉ ở mức tối thiểu.
Bạn bè
Khi đi cùng bạn bè đi ăn, lưu ý đến đúng giờ. Nhiều nơi ăn tối ở Mỹ phảỉ đặt bàn, hoặc họ sẽ không xếp bàn nếu mọi người chưa đến đủ, nên bắt mọi người chờ đợi là một tác phong không được đánh giá tốt.
Không nên giả định người khác sẽ trả tiền cho mình trừ phi họ nói rõ là họ mời. Mỗi người trả cho phần riêng của họ, bao gồm cả tiền boa. Nếu một người mời bạn, nên lưu ý mời họ lại lần sau. Nếu bạn đi ăn nhiều lần với bạn bè, nên có sự chủ động gợi ý về nhà hàng. Không có gì chán hơn đi ăn với một người mà hỏi ăn gì cũng “ăn gì cũng được”, hay “đi đâu cũng được” nhiều lần. Ngoài ra nó thể hiện bạn khá thụ động và không muốn đóng góp nhiều.
Nếu bạn tổ chức sinh nhật hay một dịp đặc biệt nào đó, có thể nói trước nhờ nhà hàng chuẩn bị nến hay bánh. Nhiều nhà hàng hay tặng miễn phí một miếng bánh nhỏ cho chủ nhân sinh nhật. Trái với ở Việt Nam thường người có sinh nhật đứng ra trả tiền, bên Mỹ đa phần bạn bè góp chung vào trả tiền cho người có sinh nhật hôm đó.
Nấu nướng tại nhà
Nếu bạn ở cùng với các bạn bè khác và dùng chung bếp, nên lưu ý xếp đồ của mình gọn gàng ngăn nắp. Chú ý đến các vấn đề về ăn toàn thực phẩm như không để đồ ăn bên ngoài qua đêm, không để đồ sống lẫn đồ chín, nấu nướng xong luôn dọn rửa sạch sẽ. Luôn hỏi ý kiến chủ nhân nếu bạn cần hay muốn dùng đồ của họ. Tránh tuyệt đối việc dùng xong rồi mới nói.
Ngoài ra nên lưu ý đồ ăn châu Á thường nặng mùi, khi bạn lưu trữ đồ ăn luôn đậy kín nắp. Ý kiến hay là nên có ghi chú trên nắp đồ ăn để khỏi nhầm lẫn. Khi bạn nấu đồ ăn mà dùng nước mắm, nhớ vặn máy hút mùi và lau chùi cẩn thận sau khi nấu nướng xong. Nhiều người Mỹ không chịu được mùi nước mắm. Tương tự như vậy một số món với mình là ngon nhưng với họ là nặng mùi như sầu riêng, mít, chỉ nên ăn khi có thể ăn luôn và ăn hết, những món đồ này để tủ lạnh rất nặng mùi.
Luôn chia sẻ đồ của mình với bạn bè. Nếu bạn bè là người nước khác, hãy chuẩn bị một vài món ăn tủ của Việt Nam để đãi họ, đổi lại họ sẽ rất vui lòng nấu những món ăn họ biết cho bạn. Môt số món ăn có thể sẽ lạ miệng và bạn không quen, nhưng nếu họ nấu cho bạn thì nên lịch sự ngồi ăn, dù có không ăn hết. Ngược lại cũng nên rất ý tứ trong việc mời họ những món ăn của mình. Đối với các bạn châu Âu, chú ý không mời họ ăn các món ăn nội tạng, hay chân tay. Nếu bạn nấu món ăn có nhiều thứ trộn lẫn, luôn nói trước với họ món ăn gồm những gì. Có nhiều người kiêng ăn một món nào đó, hay một loại gia vị nào đó, và họ rất cẩn thận với điều đó.
Điều quan trọng nhất là hãy luôn quan sát xem xung quanh mình mọi người cư xử thế nào, và luôn nghĩ rằng những người khác cũng xứng đáng được đối xử một cách trân trọng, chứ không chỉ có mình mới có nhu cầu riêng.
Anh Kenny

Súp măng tây - món ngon cho bé

Trong măng tây có chứa nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé, được nấu cùng với thịt cua ngọt, dùng làm bữa ăn nhẹ, đơn giản nhưng đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé yêu.

Nguyên liệu:
- 1 -2 con cua hoặc có thể dùng ghẹ hoặc tôm
- 300g măng tây tươi
- 1 lòng trắng trứng gà
- 1 thìa canh bột năng
- Muối, đường, hạt tiêu, hành khô
- Dầu mè.
Cách làm:
Bước 1:
- Cua rửa sạch bằng nước lạnh, cho vào nồi với một ít nước lạnh, đậy kín nắp, đun lửa nhỏ đến khi cua chín. Vớt cua ra để vào đĩa để nguội, tách bỏ lấy thịt cua và gạch cua để ra riêng, giữ lại nước luộc cua (nếu có). 

 Bước 2:
- Măng tây cắt bỏ bớt đoạn già, tước bỏ phần sơ cứng, thái lát xéo vừa ăn.
 Bước 3:
- Lòng trắng trứng đập ra bát, đánh tan.
Bước 4:
- Đổ bột năng vào bát, thêm một thìa canh nước lọc, hòa cho bột năng tan.
Bước 5:
- Đun nóng hai thìa nhỏ dầu ăn, phi hành khô thơm, cho cua vào xào thơm.
Bước 6:
- Đổ nước luộc cua và thêm nước lọc vào nồi thịt cua, thêm vào một thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ đường (tùy theo độ tuổi của bé mà bạn điều chỉnh lượng muối, đường cho phù hợp), đun sôi.
Bước 7:
- Đun đến khi sôi thì cho măng tây vào đun cùng khoảng 3 phút.
Bước 8:
- Cho từ từ bát bột năng vào nồi súp, dùng thìa khuấy nhẹ tay để hỗn hợp súp sánh đặc lại, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn.
Bước 9:
- Nhanh tay cho bát lòng trắng trứng đã đánh tan, dùng đũa khuấy nhẹ theo chiều kim đồng hồ để lòng trắng trứng gà tạo vân đẹp. Tắt bếp, rắc một ít hạt tiêu lên bề mặt, múc ra bát nhỏ 1-2 giọt dầu mè, dùng nóng.
Cún Khang



Xuýt xoa Ghẹ sốt ớt kiểu Hàn

Phần nước sốt gồm xì dầu, tỏi, bột ớt... tạo vị cay thơm đặc biệt cho món cua khiến bạn sẽ phải không ngừng xuýt xoa khen ngon.

Cua sốt ớt, món phải thử khi tới Singapore

Trong thế giới ẩm thực phong phú ở Singapore, món cua sốt ớt được coi là món ăn đặc biệt nhất, tinh túy nhất. Vào tháng 7, có riêng một lễ hội Cua sốt ớt được tổ chức tại đại lộ nổi danh Orchard.

po1-704297-1368169635_500x0.jpg
Màu sắc của món ăn rất bắt mắt. Ảnh: Út Liên.
Lần đầu tới với đất nước Singapore, bạn sẽ cảm nhận được sự đa dạng văn hóa, con người. Cùng với đó là đủ sắc màu ẩm thực Ấn Độ, Trung Hoa, Malaysia, châu Âu... cùng xuất hiện ở quốc đảo sạch bậc nhất thế giới. Dù phong phú vậy, nhưng hầu hết các du khách và chính người dân Singapore đều công nhận món cua chiên ớt chính là đặc sản nhất định phải thưởng thức khi tới đây.
Món ăn làm từ những chú cua biển đã xuất hiện từ những năm 1950. Thời gian trôi qua, hương vị của món ăn ngày càng được đổi mới cho phù hợp với khẩu vị của thực khách.
Điều tạo nên nét riêng của cua sốt ớt chính là nước sốt tuyệt vời của món cua, đậm đà, thơm ngon trong vị cay cay. Theo tiết lộ của các đầu bếp, thành phần có tỏi, dấm gạo cho vào bột mì và trứng đã tạo nên loại nước sốt ngon tới vậy. Người dân Singapore thường gọi thêm màn thầu, bánh bao chay để chấm với nước sốt. Chan nước sốt vào cơm trắng chắc hẳn cũng sẽ giúp bạn ăn thêm phần ngon miệng.
Các anh chàng của nhóm 2AM (Hàn Quốc) chờ thưởng thức cua sốt ở Singapore.
Các anh chàng của nhóm 2AM (Hàn Quốc) chờ thưởng thức cua sốt ở Singapore. Ảnh: Daily Kpop.
Ngoài ra, các chủ nhà hàng cũng rất cẩn thận khi chọn cua cũng như khi chế biến. Chỉ khi khách hàng gọi món, các chú cua càng to, thịt chắc, tươi ngon, còn sống mới được đem ra làm. Dù phải chờ đợi khoảng 10 phút nhưng bạn chắc chắn sẽ không phải thất vọng khi nhìn thấy đĩa cua vẫn còn nóng hôi hổi bày ra trên bàn. Càng cua cũng đã được dập sẵn nên bạn không cần dùng kìm để ăn. Vì con cua nặng khoảng 400g nên bạn chỉ cần mua một con cho hai người ăn là đủ. Cua ở các cửa hàng thường được bán theo kg, khoảng 50 đô la Singapore một kg (được 2-3 con).
Điểm yêu thích của du khách khi muốn thưởng thức món cua này chính là bờ biển tại Công Viên East Coast. Do điểm này khá xa trung tâm nên nhiều người chọn ăn ở các nhà hàng trên phố. Tuy nhiên, bạn sẽ không hề phải lo lắng mất công đi tìm bởi hầu hết các hàng ăn đều có món ăn này, đặc biệt là khu phố Tàu (Chinatown) với hương vị cũng không có khác biệt nhiều.
Bạn không cần dùng kìm để ăn vì cua đã được dập sẵn.
Bạn không cần dùng kìm để ăn vì cua đã được dập sẵn. Ảnh: Út Liên.
Út Liên

Xuýt xoa cua sốt ớt Singapore

Với cách làm không quá khó, bạn hoàn toàn có thể tự tay chế biến món ăn hấp dẫn, đặc sản của đảo quốc sư tử cho gia đình.

Mít non kho nấm dân dã mà ngon

Mít non bùi bùi, nấm giòn ngọt, dùng nấu chay hay mặn đều ngon. 



Cá sốt nấm và bí ngồi

Một món mặn ăn với cơm đơn giản, dễ chế biến với phần nước sốt nấm và bí ngồi xen kẽ vị chua dịu của tương cà và thịt cá ngọt.