Well Come To The Food Of Love

Bánh rán khoai lang tím

Với một chút cách điệu và biến đổi từ món bánh rán thông thường, bánh rán khoai lang tím có vị ngọt dịu từ khoai lang, thêm phần nhân đỗ đen bùi bùi.

Nguyên liệu: làm được 25 cái bánh nhỏ như trong hình 
- Phần nhân đỗ đen: 1 bát con đỗ đen, 50g đường cát trắng, dừa bào sợi
- Phần vỏ: 1 củ khoai lang tím, 2 thìa canh đường, nửa thìa nhỏ muối, 250g bột gạo nếp, 2 thìa canh bột gạo tẻ, nước lạnh
- Vừng để phủ bên ngoài, dầu rán.
Cách làm:
 Bước 1:
- Phần nhân: đỗ đen đãi qua nhiều lần nước cho thật sạch, ngâm nước lạnh ngập mặt đỗ.
 Bước 2:
- Hôm sau cho đỗ vào nồi, thêm nước lạnh, nấu đến khi đỗ mềm thì cho đỗ  vào máy sinh tố, xay thật mịn. Bạn xay khi đỗ còn nóng thì sẽ không làm cháy máy và không bị dính vào trục quay.
- Cho đỗ đã xay vào chảo, thêm đường, dùng thìa gỗ lớn xào từ 5 đến 10 phút, hỗn hợp đỗ lúc này rất dính và ướt.
 Bước 3:
- Xào tiếp khoảng 8 phút, khi xào hơi nước sẽ bay hơi và đỗ từ từ khô lại thì bạn cho dừa bào sợi vào. Xào tiếp thêm 3 phút thì tắt bếp, để nguội, hỗn hợp đỗ khi để nguội sẽ từ từ khô lại và ấn nhẹ vào đỗ không dính tay. Dùng tay ngắt thành những viên đỗ nhỏ vừa ăn, cho vào tủ lạnh để từ 3 đến 4 tiếng.
 Bước 4:
- Phần vỏ: khoai lang tím rửa sạch, hấp chín hay luộc chín. Khi khoai chín để nguội, dùng tay lột bỏ vỏ, cân được từ 250g đến 270g khoai, dùng thìa nghiền mịn.
 Bước 5:
- Trộn lẫn muối, đường, bột gạo nếp, bột gạo tẻ, khoai lang tím đã nghiền vào âu sạch, vì khoai lang tím đã ngọt sẵn và hơi ướt nên khi trộn không cần phải thêm nhiều nước, vừa trộn vừa dùng tay nhồi đến khi hỗn hộp bột mềm, dẻo, ấn nhẹ bột không bị dính tay. Nếu hỗn hợp bột bị khô bạn có thể thêm vào một ít nước lạnh. Dùng màng thực phẩm ủ 15 phút để bột nở.
 Bước 6:
- Dùng tay ngắt bột thành những viên nhỏ (đủ để bọc viên nhân), không nên dàn mỏng bột ra, mà giữ nguyên khối bột, ấn nhân vào, vuốt cho mép bột kín lại, phải đảm bảo là phần bột vỏ ôm khít nhân, không có lỗ hổng thì bánh khi rán mới không bị nổ.
 Bước 7:
- Bánh sau khi viên thì lăn qua vừng cho đều, làm cho hết phần bột.
 Bước 7:
- Bánh sau khi viên thì lăn qua vừng cho đều, làm cho hết phần bột.

Bánh khoai lang tím

Khoai lang là món hết sức quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Những món như khoai lang chiên, khoai lang luộc đã quá quen.

Thịt ba chỉ cuộn rau củ và sốt me

Cuối tuần bạn hãy thử làm món ăn là lạ mà thú vị với nguyên liệu đơn giản, dễ làm này để đãi người thân hay khách đến nhà nhé.

Những đồ ăn tinh tế đặc trưng nước Pháp

Rượu vang, pate gan ngỗng, bánh mỳ baguette... được coi là những đồ ăn thức uống tiêu biểu nhất của ẩm thực Pháp.

Người Pháp luôn được đánh giá là sành ăn và rất cẩn trọng trong việc ăn uống, đặc biệt còn có cả tính nghệ thuật trong cách sắp xếp cũng như thưởng thức món ăn. Vì thế, văn hóa ẩm thực của Pháp luôn được xem như cái nôi của ẩm thực châu Âu và là tinh hoa của ẩm thực thế giới. Một số đồ ăn, thức uống của Pháp đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới. 
Rượu vang Pháp
Rượu vang Pháp - thức uống nổi danh trên toàn thếi giới. Ảnh: fineartamerica.
Rượu không chỉ là thức uống hiện diện trong mỗi bữa ăn của người Pháp mà còn được sử dụng như một loại gia vị chế biến cho hương vị các món ăn thêm phần đậm đà, đặc biệt là các món hải sản. Người Pháp thường thưởng thức rượu vang vào buổi trưa hay tối. Điều đặc biệt trong nét ẩm thực Pháp là mỗi món ăn có một loại rượu vang riêng phù hợp chứ không dùng một loại rượu trong suốt bữa ăn. Đây quả thực là nét thú vị trong cách thưởng thức rượu tại đất nước với nền ẩm thực nổi tiếng này.Mỗi loại rượu được sản xuất tùy theo đặc điểm khí hậu của từng vùng, theo từng loại trái cây, từng công thức chế biến, từng kiểu lưu trữ rượu riêng biệt và trong đó có cả sự nâng niu, chăm chút của những người sản xuất rượu. Chính những yếu tố đó tạo nên sự khác biệt nổi bật của các loại rượu Pháp so với các nước châu Âu. Rượu vang Pháp nổi tiếng khắp thế giới với tên tuổi của các loại rượu tuyệt hảo, xuất xứ từ các vùng sản xuất rượu lâu đời.
Foie gras - Gan ngỗng


Gan ngỗng là món ăn được xem là kỳ công bậc nhất trong ẩm thực Pháp. Ảnh: ndsstatic.

Gan ngỗng là món ăn hảo hạng của ẩm thực nước Pháp, có mặt ở hầu hết các nhà hàng đạt chuẩn quốc tế và hơn thế nữa không phải nhà hàng nào cũng có khả năng chế biến. Gan ngỗng được chế biến từ những con ngỗng được chăm sóc bằng chế độ ăn uống đặc biệt để khai thác thành phần dinh dưỡng trong gan của chúng. Cách chế biến món ăn này cũng được xem là kỳ công bậc nhất trong các loại. Foie gras thường được dùng kèm với các món ngọt như các món mứt hay nước sốt ngọt để làm dậy lên vị ngon, béo của gan ngỗng. Đặc biệt, người dân Pháp thường dùng gan ngỗng với rượu Sauterne - một loại rượu vang trắng làm từ nho.
Nước sốt
Nước sốt là thành phần chính tạo nên hương vị đặc trưng cho các món ăn Pháp. Ảnh: ichef.
Phô maiNhắc đến hương vị thơm ngon trong món ăn Pháp không thể không nhắc đến những loại nước sốt, bởi đó là thành phần chính tạo nên những hương vị đặc trưng rất riêng của các món ăn. Chế biến nước sốt là sự hòa quyện đầy nghệ thuật, tinh tế giữa các loại thảo mộc, lá thơm và một số loại lá gia vị khác như quế, oải hương hay đơn thuần chỉ với cam, bưởi… Nhưng trên tất cả, để tạo ra món ăn với sự ưng ý nhất đó là khâu chọn nguyên liệu, ẩm thực Pháp ưu tiên sử dụng thực phẩm đúng mùa. Chính vì vậy món ăn luôn giữ được độ tươi ngon.
Có hơn 500 loại phô mai với những mùi vị thơm ngon khác nhau ở Pháp. Ảnh: saffronmarigold.

Bánh mì baguette
Phô mai ở Pháp nổi danh khắp nơi bởi hương vị cũng như số lượng. Ở Pháp có hơn 500 loại phô mai có mùi vị khác nhau, chủ yếu được làm từ sữa bò, cừu và dê. Để tạo ra phô mai người ta sử dụng sữa bò tươi cho lên men, sau đó qua khâu xử lí chế biến với nhiều phương pháp khác nhau tùy theo mỗi vùng miền. Người Pháp dùng phô mai thường xuyên trong các bữa tiệc hay đơn giản chỉ là ăn kèm với bánh mì. Phô mai vốn là nguồn thực phẩm bổ dưỡng nên rất được ưa chuộng không chỉ ở Pháp mà hầu như ở tất cả các nước châu Âu.
Bánh mì Baguette - món ăn đặc trưng của nước Pháp.  Ảnh: fatfeedfood.

Trần Quỳnh
 tổng hợpBánh mì được dùng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày ở Pháp. Nhắc đến bánh mì Pháp, người ta thường nghĩ ngay đến bánh mì baguette – một loại bánh mì dài và có vỏ giòn. Bánh mì baguette thường được dùng kèm với pate, sốt mayonnaise hay với một ly chocolate nóng vào buổi điểm tâm sáng hoặc với một ít pho mát và một ly rượu vang cho một bữa tối đơn giản. Tuy nhiều nơi đều gọi chung bánh mì Pháp là baguette, nhưng khi đến Pháp, bạn sẽ được biết thêm nhiều hơn về các loại bánh mì Pháp khác như bánh mì Bâtard, bánh mì Flute, bánh mì Ficelle, bánh Brioche.

Những mẹo nhỏ nấu nướng không phải ai cũng biết

Khi luộc gà xong không nên chặt luôn mà chờ gà nguội hẳn mới chặt, miếng thịt sẽ gọn gàng sắc nét hơn. 

Chặt thịt gà
Đối với thịt gà không phải lúc nào dùng sức cũng hiệu quả. Khi chặt thịt gà phải cắt và chặt đúng thớ thịt để thịt không bị nát. Khi luộc gà xong không nên chặt luôn mà bạn hãy chờ gà nguội hẳn mới chặt, miếng thịt sẽ gọn gàng sắc nét hơn. Dùng dao sắc, cắt đùi theo nách tiến tới lưng gà sao cho phần đùi của gà thành hình chữ nhật là đẹp. Cắt cánh, cũng cắt theo nách mà hơi phạm vào ức (ngực) một ít để cho phần cánh thêm ngon. Khi chặt gà nhớ là phải chặt dứt khoát không để thịt gà nát vụn ra. Miếng thịt gà hình chữ nhật, hoặc hoặc hình bình hành là đẹp nhất.
ga-6802-1406805648.jpg
Khi luộc gà xong không nên chặt luôn mà chờ gà nguội hẳn mới chặt, miếng thịt sẽ gọn gàng sắc nét hơn.
Khử mùi tanh của cá
Cá sau khi làm sạch, dùng rượu nho đỏ để ướp một lúc, mùi thơm của rượu sẽ làm cá hết mùi tanh.
Cá sông ngoài mùi tanh của cá còn mùi tanh của bùn. Dùng nước muối để rửa hoặc dùng muối xát lên cá, khi chế biến, cá sẽ không còn tanh. Bạn cũng có thể ngâm cá đã làm sạch vào nước lạnh có pha một ít dấm hoặc trộn một ít hạt tiêu hay lá nguyệt quế.
Dọc hai bên sống lưng của cá chép có một sợi gân trắng, chính sợi gân này tạo nên mùi tanh. Khi làm cá, cắt sát mang cá một miếng nhỏ để đường gân này lộ ra. Dùng nhíp kẹp chặt rồi rút nhẹ ra, cá chép sẽ không còn tanh.
Hấp cơm nguội khéo mà ngon
Cơm nguội muốn hấp cho ngon bạn phải nhúng tay vào nước bóp cho cơm rời ra. Khi nấu cơm, đợi cơm cạn hết nước hãy cho cơm nguội vào hấp. Hấp một lát hãy xới cơm từ dưới lên, đảo đều giữa cơm nguội và cơm nóng rồi đậy vung lại chờ cơm chín hẳn. Nếu nồi cơm nấu buổi sáng chưa kịp ăn buổi chiều bạn muốn hấp lại nguyên cả nồi cơm bạn hãy làm như cách trên nhé.
Luộc trứng không bị nứt vỏ
egg.jpg
Thêm một nhúm muối vào nước luộc trứng sẽ không bao giờ bị nứt vỏ.
Việc luộc trứng khiến vỏ bị nứt là lỗi không phải ai cũng tránh được. Để tránh vỏ trứng bị nứt khi luộc, bạn chỉ cần thêm một nhúm muối vào nước luộc là được.
Để ngô luộc có vị ngọt tự nhiên
Muốn ngô luộc được ngon, khi luộc ngô bạn nên thêm khoảng một thìa đường vào nồi nước luộc. Việc này không hề khiến ngô có vị ngọt của đường mà nó khiến bạn cảm thấy bắp ngô thực sự ngọt hơn một cách tự nhiên.
Ướp gia vị cho các món đúng cách
Khi cần ướp các nguyên liệu trước khi nấu nướng, bạn cần nhớ: tôm, thịt gà, cá và rau củ chỉ cần khoảng 3-4 giờ trong ngăn mát tủ lạnh là đủ ngấm nguyên liệu ướp; trong khi thịt heo, thịt bò, thịt cừu... cần được ướp ít nhất khoảng 6 tiếng và tốt nhất là qua đêm mới thực sự ngon.
Luộc mì vừa tới
Không nên để nước sôi sùng sục mới cho mì vào vì như vậy mì sẽ chín không đều. Nên cho mì vào lúc nước bắt đầu nổi bọt lăn tăn, đảo qua vài lần, đậy vung cho tới khi sôi rồi đổ thêm ít nước lạnh, sau khi nước sôi lại thì nhắc xuống.
Khử mùi tanh giá đỗ
Muốn khử mùi tanh của giá đỗ, khi xào bạn hãy cho một thìa dấm. Khi làm dưa góp bạn hãy cho một ít rượu vào món ăn sẽ hấp dẫn và ngon hơn.
Trần Quỳnh tổng hợp

Khoai tây bọc phô mai chiên giòn dỗ dành bé

Lớp vỏ giòn rụm, trong là nhân thịt lẫn khoai tây bùi và phô mai béo ngậy, có thể ghim bằng dĩa hình thú dễ thương dụ bé ăn nhiều hơn.

Nguyên liệu:
- 1-2 củ khoai tây vừa
- 300g thịt nạc băm
- 1-2 thanh phô mai dạng thỏi dài (bạn có thể dùng phô mai Mozzarella hay Parmesan)
- Muối, hạt tiêu, đường, hành khô
- 2 lòng đỏ trứng gà
- 2 thìa canh bột mỳ
- 1/2 bát con bột chiên xù.
Cách làm:
Bước 1:
- Khoai tây gọt vỏ, ngâm vào âu nước lạnh có pha một ít muối khoảng 15 phút.
- Vớt khoai ra để ráo, cho khoai vào chõ hấp chín.
Bước 2:
- Hấp từ 15 đến 20 phút đến khi khoai chín, dùng thìa nghiền nhuyễn khoai, trộn vào một ít muối, để nguội.
 Bước 3:
- Trộn khoai tây, thịt nạc băm với thêm một thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ đường, một ít hạt tiêu, hành khô thái nhỏ, bạn nêm nhạt để vì phô mai hơi mặn sẵn.
- Để hỗn hợp vào tủ lạnh 30 phút trước khi chiên.
 Bước 4:
- Phô mai cắt thành những viên nhỏ.
 Bước 5:
- Tay đeo bao nilon sạch, dùng thìa múc một ít hỗn hợp thịt, khoai tây cho vào giữa lòng bàn tay, ấn dẹp ra.
 Bước 6:
- Đặt vào giữa lòng hỗn hợp thịt một viên phô mai nhỏ hoặc có thể nhiều hơn tùy theo bạn thích ăn nhiều hay ít phô mai.
Bước 7:
- Dùng hai tay vo tròn lại, lăn đều qua bát bột mỳ.
Bước 8:
- Tiếp tục lăn qua bát trứng đã đánh tan.
 Bước 9:
- Rồi lăn tiếp đến bát bột chiên xù, lăn tròn để bột chiên xù bám đều quanh vỏ ngoài khoai tây và thịt.
 Bước 10:
- Làm cho hết phần thịt và phô mai.
 Bước 11:
- Đun nóng nồi nhỏ, cho dầu ăn vào, khi dầu nóng thả từng viên khoai tây đã bọc phô mai vào rán vàng đều hai mặt.
 Bước 12:
- Viên khoai tây sau khi rán để ra đĩa có lót giấy thấm dầu ăn, dùng kèm với cơm hoặc ghim dĩa có hình thú bằng nhựa vào để bé cầm ăn.





Chem chép nướng pho mai đổi vị cuối tuần

Pho mai béo ngậy kết hợp với chem chép ngon ngọt sẽ là món ăn thú vị để cả nhà cùng nhâm nhi dịp cuối tuần.

 Nguyên liệu:
- 600g chem chép, có thể thay bằng con vẹm
- 1/2 bát con pho mai bào sợi, có thể dùng pho mai cheddar, parmesan hay mozzarella
- 1-2 tép tỏi
- Hạt tiêu, chanh, muối.
Cách làm:
Bước 1:
- Chem chép rửa sạch, ngâm vào âu nước lạnh khoảng 2 tiếng đồng hồ, sau đó rửa chem chép lại cho thật sạch.
- Cho chem chép vào nồi, đun sôi khoảng từ 3 đến 4 phút để chem chép chín sơ và há miệng thì tắt bếp.
 Bước 2:
- Pho mai đổ ra bát, tỏi bóc vỏ, giã nhuyễn.
 Bước 3:
- Xếp chem chép vào khay nướng, rắc bên trên chem chép một ít pho mai bào, thêm một ít tỏi và hạt tiêu. Vì pho mai đã có sẵn vị mặn nên bạn không cần thêm nhiều gia vị và cũng không cho quá nhiều pho mai sẽ làm mặn món ăn.
 Bước 4:
- Cho vào lò, nướng ở nhiệt độ 180 độ C, từ 8 đến 10 phút hoặc đến khi nhìn vào lò nướng, thấy phần pho mai chảy ra hết và chem chép vàng đều, lấy ra dùng nóng. Nếu không có lò nướng bạn có thể nướng chem chép trên than hoa, đến khi chem chép chín và ngậy mùi thơm của phô mai.
- Bạn có thể pha sẵn một ít muối tiêu chanh để ăn kèm.

Chúc các bạn thành công =) 

Tự làm bánh mỳ que giòn rụm thơm ngon

Những chiếc bánh mỳ giòn rụm, thơm phức mùi mè quyện với mùi bơ sẽ làm cho bạn thật thích thú.


Nguyên liệu:

- 200g bột mì
- 25g đường
- 120g sữa tươi không đường
- 30g bơ nhiệt độ phòng
- 3g men khô (dry yeast)
- 1/2 muỗng cà phê muối
- 1 quả trứng
- Mè đen, trắng tuỳ thích
Bước 1: 

Cho bột vào tô trộn, thêm men, đường trộn đều.
 Bước 2: 

Làm ấm sữa, đổ từ từ sữa vào tô bột, dùng muỗng gỗ quậy đều . Thêm muối vào và nhồi cho đến khi bột thành một khối. Bạn cho từ từ bơ vào nhồi tiếp cho đến khi bột mịn, không dính. Cho bột vào tô có thoa tí dầu ăn để chống dính, dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, ủ cho đến khi bột nở gấp đôi. Tuỳ độ hút nước của bột mà bạn có thể thêm hoặc bớt lượng sữa cho phù hợp.

Bước 3:

Sau khi bột đã ủ xong, lấy ra chia bột làm 2 phần, ve tròn cục bột, dùng màng bọc đậy lại, ủ trong 15 phút.
 Bước 4:

Sau khi ủ xong, lấy từng cục bột, cán mỏng thành hình chữ nhật, dùng cọ phết trứng đều lên bề mặt miếng bột.
 Bước 5: 

Rắc mè lên phủ kín khắp miếng bột, bạn có thể dùng mè đen, mè trắng hay cả hai loại mè đểu được
 Bước 6: 

Dùng dao sắc, cắt bột thành những sợ dài có chiều ngang khoàng 1cm
 Bước 7: 

Bạn dùng tay xoắn 2 đầu bột ngược nhau để tạo thành sợ bột xoắn. Cho lên khay nướng có lót giấy nến. Ủ trong 20 - 30 phút.

 Bước 8: 

Sau khi ủ xong, bạn cho vào lò nướng 170 độ C trong khoảng 15 - 20 phút cho hoặc cho đến khi bánh chín vàng. Lấy ra để trên giá cho nguội, cho vào hộp kín nếu không dùng hết.
Những chiếc bánh mỳ giòn rụm, thơm phức mùi mè quyện với mùi bơ sẽ làm cho bạn thật thích thú. Bánh có độ ngọt vừa phải nhưng rất hấp dẫn. Bạn có thể làm sẵn, để dành dùng dần như một dạng bánh snack.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Panna cotta pha thạch cà phê mát rượi

Món panna cotta này là sự kết hợp hương thơm của sữa và vị đắng nồng của cà phê, hấp dẫn vô cùng luôn!


Chuẩn bị những nguyên liệu sau:

Phần panna cotta:
- 235ml heavy cream
- 250ml sữa tươi không đường
- 60g đường
- 5g bột gelatine
- 5ml vanilla

Phần thạch cà phê:
- 20g bột cà phê espresso
- 5g bột gelatine
- 300ml nước
- 40g đường
Đến phần hành động này >:D<:
Bước 1:

- Cho 125ml sữa (1/2 phần sữa) vào nồi, rắc gelatine vào và đun trong 3 phút.
Bước 2:

- Sau đó, thêm đường và 1/2 phần sữa còn lại vào. Đun lửa vừa để gelatine và đường tan hết, chú ý không để hỗn hợp sôi nhé!

Bước 3:

- Tắt bếp, đổ heavy cream và vanilla vào.
Bước 4:

- Đổ vào từng ly nhỏ rồi cho vào tủ lạnh đến khi đông lại.
Bước 5:

- Để làm phần thạch cà phê, bạn đun nóng nước lên, sau đó cho gelatine vào, khuấy đều cho đến khi gelatine tan hết.
Bước 6:

- Thêm bột cà phê và đường vào, khuấy đều cho đến khi tan hẳn rồi để nguội. Đổ lên trên lớp panna cotta sữa rồi cất vào tủ lạnh cho đến khi cả 2 lớp đông lại hoàn toàn.

Ngày hè nắng mà có món panna cotta thạch cà phê cực ngon này để thưởng thức thì tuyệt vời luôn ấy nhỉ!
Mát lạnh, ngon ngọt, lại có hương vị đắng thơm của cà phê nữa, thật thèm biết bao!
Bạn còn có thể pha thêm 1 phần thạch cà phê sữa để món panna cotta của mình có nhiều lớp đẹp mắt nữa nè!
Ngon phải biết luôn đó!
Không khó mà thành quả lại ngon và đẹp nữa, cùng bắt tay vào làm thôi nào!