Well Come To The Food Of Love

Lạ miệng với bánh mỳ trà xanh

Bánh mì trà xanh dễ thực hiện lại chẳng mất thời gian có thể làm món ăn sáng vô cùng lạ miệng và tiện lợi cho cả gia đình!

Gà PungKao – món hấp dẫn cho bữa cơm gia đình

Cùng làm món gà PungKao truyền thống Trung Hoa để bữa cơm gia đình thêm hấp dẫn các bạn nhé!

20 lời khuyên hữu ích cho các bà nội trợ

Không nên cho mì chính khi tráng trứng gà hay dùng giấm để khử mùi tanh của giá đỗ... là những điều mà chị em cần lưu ý trong chế biến món ăn hằng ngay.

1. Không để chảo quá nóng trước khi xào rau. Không nên để chảo nóng bốc khói nghi ngút trước khi xào nấu vì khi chế biến món ăn sẽ gây hại cho dạ dày, khiến dạ dày bị viêm, gây ợ chua.
2. Không nên chiên lạp xưởng, thịt muối, jambon. Trong những loại thực phẩm này, người ta cho vào loại muối nitorat amoni, nếu qua chiên, có thể sẽ sinh ra chất gây ung thư.
3. Không nên luộc trứng quá lâu. Khi luộc lâu, nếu để ý bạn sẽ thấy bề mặt vỏ có màu tro xanh vì khi này trứng hình thành một chất khó hấp thu, dẫn đến giảm giá trị dinh dưỡng của nó.
4. Không nên dùng đồ nhôm để đánh trứng. Khi tiếp xúc với chất nhôm, lòng trắng trứng sẽ biến thành màu tro trắng, lòng đỏ sẽ gả màu xanh. Do vậy, nên dùng đồ sứ để đánh trứng gà.
5. Không nên cho mì chính khi tráng trứng gà. Vì bản thân trứng gà có chứa thành phần tương đồng với mì chính, khi tráng trứng gà còn bỏ thêm mì chính không những lãng phí mà còn làm mất vị thơm ngon của trứng.
Trứng gà có thành phần tương đồng với mì chính vì vậy không cần thiết bỏ thêm mì chính vào trứng. Ảnh: blogspot.
6. Rắc ít muối vào chảo dầu khi chiên rán. Khi chiên rán, để cho dầu mỡ không bắn ra ngoài thì bạn chỉ cần cho thêm một ít muối (không quá nhiều sẽ làm mặn thức ăn), sau đó mới cho thực phẩm vào chế biến. Làm như thế còn giúp khử được một số độc tố lưu trong dầu mỡ.
7. Không chiên đồ ăn ngập dầu. Bạn nên tránh chiên thức ăn ngập dầu vì làm tăng hàm lượng chất béo bão hòa của thực phẩm. Thực phẩm chiên là lý do chính gây tăng cân và tăng cholesterol. Ngoài ra, nếu bạn ăn đồ thực phẩm chiên ngoài cửa hàng, dầu ăn mà họ chiên thực sự không đáng tin cậy, có thể gây nhiễm trùng dạ dày. Nếu bắt buộc phải sử dụng phương pháp nấu ăn này, hãy chắc chắn dùng giấy ăn để thấm dầu từ thực phẩm.
8. Cho thịt bò vào ngăn đá. Để thịt bò vào ngăn đá 30 phút, đến khi bỏ ra thái sẽ dễ dàng và đẹp mắt hơn.
9. Ướp gia vị cho các món đúng cách. Khi cần ướp các nguyên liệu trước khi nấu nướng, bạn cần nhớ: tôm, thịt gà, cá và rau củ chỉ cần khoảng 3 đến 4 tiếng trong ngăn mát tủ lạnh là đủ ngấm nguyên liệu ướp, trong khi thịt heo, thịt bò, thịt cừu... cần được ướp ít nhất khoảng 6 tiếng và tốt nhất là qua đêm mới thực sự ngon.
10. Khử mùi tanh giá đỗ. Muốn khử mùi tanh của giá đỗ, khi xào bạn hãy cho một thìa giấm. Khi làm dưa góp bạn hãy cho một ít rượu vào món ăn sẽ hấp dẫn và ngon hơn.
Giấm có tác dụng khử mùi tanh triệt để của giá đỗ. Ảnh: lamsao.
11. Cán bột không bị dính. Lúc nhào bột, cán bột để làm bánh, bột hay bị dính vào bàn rất khó chịu. Khi ấy ngoài cách rắc một lớp bột áo trên bàn, bạn có thể để bột vào trong một cái tô, đậy một lớp nilon kín rồi cho vào tủ lạnh khoảng 1 tiếng. Lúc cán bột làm bánh, bột sẽ không bị dính nữa.
12. Khử cay ở tay. Khi bạn cắt tỉa ớt, tay bị dính sẽ rất nóng, cay. Bạn hãy khử bằng cách: Lấy một ít đường cát xoa vào tay, rồi rửa sạch, hoặc xoa vào tay một ít giấm hay rượu. Bạn cũng có thể ngâm tay vào nước ấm một lát rồi rửa sạch thì tay sẽ không bị cay, nóng nữa.
13. Giảm vị mặn của món ăn. Khi làm thức ăn, nếu lỡ bị mặn thì đừng đổ nước mà hãy thêm đường vào. Đường sẽ rút bớt chất mặn.
14. Giữ bánh mì được lâu. Gói bánh mì vào bao nilon bọc kín rồi để vào ngăn đông lạnh của tủ lạnh. Giữ bằng cách này có thể để bánh mì lâu cả tháng.
15. Khử mùi hôi của xoong, chảo. Xoong, chảo nấu thức ăn, khi rửa sạch, vẫn thường để lại một mùi hôi. Chỉ cần dùng chanh, bã trà, bã cafe để chùi rửa, mùi hôi sẽ biến mất.
16. Bảo quản chanh đã dùng. Những quả chanh đã dùng một nửa hay một phần, muốn để dành mà không sợ bị khô hay héo, hãy úp mặt chanh đã bị cắt xuống một cái đĩa đã có sẵn một ít giấm chua, chanh sẽ bảo quản được lâu.
Thêm một công dụng nữa của giấm trong việc bảo quản chanh đã dùng. Ảnh: fantom-xp.

17. Hấp cơm nguội ngon. Cơm nguội muốn hấp lại, phải dùng tay ướt bóp cho hạt cơm rời ra. Khi cơm mới nấu gần chín mới cho cơm nguội vào hấp. Hấp được một lúc thì xới cơm dưới lên, trộn cơm nóng và cơm nguội đều nhau rồi bật lại nút dưới cho cơm chín hẳn.
18. Khi pha nước chấm thì nên pha theo thứ tự: pha dấm + đường + tỏi + ớt để được một hỗn hợp chua ngọt vừa theo ý mình, xong mới chế thêm nước mắm và nước lọc.
20. Hạn chế sử dụng các loại thịt tái. Ăn nhiều thịt tái sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động của hệ thống đường ruột bởi các vi sinh vật độc hại có trong thịt, điều này tác động trực tiếp gây ra một số chứng bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn đấy.
Trần Quỳnh tổng hợp

Bánh hoa atiso đỏ mềm thơm cho cả nhà

Hoa atiso đỏ không chỉ làm nước uống hay mứt mà Khánh Phương Top 4 MasterChef VN còn dùng để làm thành một thứ bánh ngọt thơm ngon.

Tôm nướng kiểu Thái mang hương vị đặc trưng hấp dẫn

Món tôm nướng ướp theo kiểu Thái này sẽ rất hấp dẫn trong các bữa tiệc BBQ đấy!

Cá kho gừng sả

Vị thơm của sả, quyện lẫn mùi thơm của gừng, cay cay của ớt, cá thấm gia vị và thịt cá chắc.

Cá kho dưa cải chua

Thịt cá ngọt, thấm gia vị, dưa cải chua thấm nước cá kho. Đây là món mặn ăn với cơm nóng rất đưa cơm.

Cá kho cùi dừa và dứa

Từng lát cá thấm gia vị, xen lẫn với cùi dừa giòn và dứa thơm ngọt, cay nồng của ớt, thích hợp dùng với cơm trắng khi thời tiết chuyển lạnh.

Cá hồi kho mặn

Cá hồi rất tốt cho sức khỏe, có thể chế biến nhiều món ngon bổ sung thêm cho thực đơn nhà bạn một món cá kho đơn giản nhưng rất ngon miệng.

Cá kèo kho tộ

Thịt cá kèo ngọt thơm làm lẩu cũng ngon mà kho tộ để ăn với cơm thì càng tuyệt, một lúc hết ba bát cơm dễ như trở bàn tay.