Well Come To The Food Of Love

Gulab jamun – Bánh hoa hồng ai cũng thèm trong các phim Ấn Độ

Món bánh tráng miệng tròn xinh này có xuất xứ đầu tiên là ở Ấn Độ, sau đó nhanh chóng phổ biến sang các nước Nam Á khác như Sri Lanka, Nepal, Pakistan…



Nguyên liệu để làm món bánh Gulab jamun gồm:

Phần bánh Gulab:

- 140g sữa bột
- 35g bột mỳ
- 5ml dầu ăn
- 15ml sữa chua
- 5g muối, 5g bột nở
- Một ít hạt dẻ cười giã nhuyễn

Phần nước đường:
- 450ml nước
- 300g đường
- 5ml siro hoa hồng
- 4-5 hạt thảo quả xanh (giã dập hoặc xay thành bột)- Vài nhánh hoa nghệ tây

Cùng bắt tay vào thực hiện nào:

Bước 1:
- Đầu tiên, bạn cho đường, nước, siro hoa hồng, thảo quả xanh, nghệ tây vào nồi và đun nhỏ lửa.

- Dùng thìa gỗ khuấy đều tay cho đến khi nước bắt đầu sôi.


Bước 2:
- Bạn có thể thêm vào 1 ít hạt dẻ cười nếu muốn phần nước đường thơm hơn.


Bước 3:
- Bây giờ mình chuyển qua phần bánh nhé. Trút bột mì, bột sữa,bột nở trong một âu to, tiếp đó cho thêm dầu ăn và sữa chua vào trộn đều tay.

-Trong quá trình nhào, nếu thấy bột bị khô thì bạn có thể cho thêm sữa chua vào. Chúng ta tránh nhào hoặc trộn quá kỹ sẽ khiến bột bị chai, cứng.


Bước 4:
- Tiếp theo, bạn thoa chút dầu ăn lên tay, nặn bột thành các viên tròn nhỏ. Nếu bột tiếp tục bị nứt do quá khô, mình có thể cho thêm sữa chua hoặc sữa.

- Đun nóng dầu ăn trong chảo, khi dầu đã nóng vừa, vặn nhỏ lửa và bắt đầu thả bánh vào chiên.


Bước 5:
- Trong lúc chiên, bạn nhớ đảo liên tục để viên bánh chín vàng đều và tránh bị cháy.

- Khi thấy bánh đã chín thì mình vớt ra, để cho ráo dầu 1 chút rồi thả vào phần nước đường ngâm ít nhất trong vòng 2 tiếng.

- Cuối cùng, rắc thêm hạt hạnh nhân giã nhỏ bên trên là được.


Món bánh Gulab jamun truyền thống của người Ấn Độ đã được hoàn thành rồi!


Chữ “Gulab” trong tiếng Ba Tư có nghĩa là “hoa hồng”, dùng để chỉ phần siro hoa hồng được dùng trong món ăn; chữ “jamun” trong tiếng Hindu là một loại quả đặc trưng của vùng Nam Á.


Món bánh này có khá nhiều biến thể và tên gọi khác nhau ở các nước trong khu vực Nam Á như: Jaman (Pakistan), Lal Mohan (Nepal)...


Tùy theo sở thích mà bạn có thể thưởng thức món bánh Gulab jamun khi còn âm ấm hoặc ướp lạnh cũng đều hợp cả.

Theo Matcha / Trí Thức Trẻ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét