Well Come To The Food Of Love

Cách pha nước chấm ngon cho 6 món cơ bản

Cách pha nước chấm ngon cho 6 món cơ bản

Với những công thức dưới đây bạn có thể tự tin pha những bát nước chấm ngon đúng điệu cho bất kỳ món nào từ nem rán, bún chả, ốc luộc...

1. Nước chấm nem, bún chả
Nguyên liệu:
- 1 thìa nước mắm ngon
- 1 thìa đường
- 1 thìa giấm
- 5 thìa nước lọc
- Tỏi, ớt băm nhỏ, hạt tiêu.
Cách làm:
- Pha nước chấm theo tỉ lệ: 1:1:1:5, tức là 1 thìa nước mắm, 1 thìa đường, 1 thìa giấm, 5 thìa nước lọc. Tiếp đó dùng thìa khuấy tan hỗn hợp, nêm nếm cho vừa ăn, sau đó mới cho tỏi ớt băm nhỏ vào.
2. Nước chấm ốc
Một bát nước chấm ngon sẽ làm cho món ốc luộc trở nên ngon tuyệt. Ảnh: Phương Phương.
- 2 thìa nước mắm ngonNguyên liệu:
- 1 thìa nước ấm
- 1 thìa nước cốt chanh
- 3 thìa đường
- Gừng, ớt, xả, rau mùi bằm nhỏ, quất tươi, lá chanh.
Cách làm:
- Lấy một chiếc bát tô pha nước mắm, nước ấm và đường trộn đều bắc lên bếp đun sôi cho tan đường rồi để nguội. Sau đó cho gừng, tỏi, ớt băm nhuyễn, nước cốt chanh vào trộn đều. Tiếp đó rắc rau mùi, xả thái nhỏ lên trên và trộn đều. Cho thêm vài lát ớt tươi và thêm lá chanh thái nhỏ. Cắt đôi quất cho cả quả vào bát nước chấm, mùi tinh dầu quất sẽ làm nước chấm thơm đậm đà hơn.
3. Nước chấm cho các món cuốn
Bát nước chấm với đầy đủ gia vị, tỏi , ớt làm nên vị đặc trưng của các món cuốn. Ảnh: Trà My.
- 0,5 lạng lạc rang sẵn, bỏ vỏNguyên liệu:
- Tỏi (số lượng nhiều, ít tùy vào khẩu vị của bạn)
- Ớt tươi 1 hoặc 2 quả
- Nước mắm
- Dấm, đường
- 100 ml nước lọc
- 1/2 quả chanh.
Cách làm:
- Cho lạc và tỏi vào cối, thêm 4 thìa cà phê nước lọc, sau đó giã nhuyễn cho đến khi lạc và tỏi có màu trắng đục.
- Cắt ớt làm 2 phần, gạt bỏ hết hạt, đem băm nhỏ.
- Trộn đều ớt đã băm với lạc và tỏi giã nhuyễn trong bát tô con, vắt cốt chanh, dấm, đường, nước mắm lượng vừa phải.
- Trộn đều các vị với nhau, đổ thêm một muỗng canh nước lọc.
4. Mắm tôm
Mắm tôm ăn với bún đậu hay bún lòng heo ngon ngất ngây. Ảnh: Phương Phương.

Nguyên liệu:
- 1 thìa đường
- 1/2 thìa giấm
- 1 quả chanh hoặc quất
- 1 thìa mắm tôm
- Dầu rán
- Ớt thái lát hoặc băm nhỏ.
Cách làm:
- Để pha mắm tôm bạn chỉ việc đánh bông mắm tôm với đường, rượu, quất hoặc giấm, dầu rán rồi cho thêm ớt theo nguyên liệu kể trên. Mắm tôm pha ngon có thể được chấm với đậu rán làm món bún đậu mắm tôm hoặc chấm cùng thịt luộc, lòng lợn luộc cũng đều rất ngon.
5. Nước chấm bánh cuốn
Nguyên liệu:
- 300ml nước lọc
- 1 thìa đường
- 1 thìa nước mắm
- Ớt băm
- Ít dấm hoặc chanh nêm sau cùng cho vừa độ chua.
Cách làm:
- Pha ra bát theo đúng tỉ lệ nguyên liệu kể trên. Nước chấm bánh cuốn pha sẵn ngoài hàng màu nhạt là vì bỏ ít nước mắm. Nếu thích đậm hơn có thể tăng lượng nước mắm trong công thức lên 30ml.
6. Nước chấm vịt, ngan, lợn quay
Nguyên liệu:
- 1 thìa bột năng
- 5 đến 6 tép tỏi
- 5 củ hành ta
- 1/2 chén nước lọc
- 2 thìa bột ngọt
- 2 thìa muối
- 1/2 thìa tương xay
- 1/2 chén dầu ăn
- 1 quả chanh.
Cách làm:
- Bắc chảo nóng, đổ dầu ăn vào, dầu nóng, cho hết số tỏi, củ hành ta giã nhuyễn phi cho thơm. Sau đó, cho bát nước đã quấy vào để sôi 2-3 phút, chế nước bột năng từ từ và quấy liền tay (1 tay chế, 1 tay quấy) thấy nước hơi sệt sệt thì bỏ xuống. Cho hết bột ngọt, nước chanh, tiêu và nêm nếm cho vừa ăn.
Trần Quỳnh tổng hợp

Chả ốc

Thử làm chả ốc thơm ngon tại nhà


Với ốc bươu, giò sống cùng các nguyên liệu như gừng, sả, nấm mèo... bạn đã có thể chế biến nên món chả ốc thơm ngon cho gia đình mình.

Nguyên liệu:
- 500 g thịt ốc bươu
- 500 g giò sống (hay còn gọi là mọc)
- Sả cây cắt khúc từng đoạn nhỏ
- 1 thìa canh sả bằm
- 1 thìa canh gừng bằm nhuyễn
- 1 thìa cà phê tiêu
- Lá chanh, gừng thái lát
- Vài trái chanh
- Xấp lá chuối rửa sạch lau khô
Cách làm:
Bước 1:
- Ốc bươu mua về ngâm với muối sau đó bóp rồi rửa sạch cho hết nước đen. Tiếp tục bóp với chanh tươi cho ra hết nhớt.
- Xả lại với nước sạch cho đến khi nước trong, bóp rồi để ra rổ cho ráo nước.
- Cho ốc bươu vào máy xay, xay sơ đừng quá nhuyễn để khi ăn còn có thể cảm nhận được thịt ốc.














Bước 2:

- Trộn ốc bươu đã xay với giò sống, gừng, sả bằm, tiêu cho thật đều. Không cần nêm nếm thêm gia vị vì giò sống khi mua thường đã được nêm sẵn.


 Bước 3:
- Đầu tiên là lá chuối, tiếp đến lá chanh, cho chả ốc lên trên, đặt đoạn sả nhỏ ở giữa, cuối cùng là lát gừng mỏng và gói lá chuối lại.

Bước 4:
- Xếp chả ốc đã gói vào  xửng rồi hấp chín trong khoảng 20 phút. Lúc nào lá chuối đổi màu cùng hương thơm của món ăn tỏa ra là được.



Những mẹo hay cho bữa đồ nướng được hoàn hảo





Vệ sinh vỉ nướng bằng bột nở, chọn thịt đúng cách, hay những lưu ý trong khi nướng thực phẩm sẽ giúp bạn có một bữa ngon và đảm bảo sức khỏe.

1. Vệ sinh vỉ nướng
Vỉ nướng trải qua nhiều lần sử dụng sẽ để lại những vết cáu bẩn khó rửa sạch. Để loại bỏ hết những cặn bẩn này, bạn có thể áp dụng thử các cách sau:
- Đun nước sôi già, cho vỉ nướng, lưới lọc vào nồi. Đổ thêm 1/2 cốc baking soda (bột nở) vào và đun trong 10 phút. Các chất bẩn sẽ tự động thải ra nước mà không cần cọ rửa mạnh tay.
- Dùng nước ấm pha với chất tẩy rửa, có thể là xà phòng, nước rửa chén bát, dùng bàn chải cọ rửa để loại bỏ đi những mảng bám sử dụng trước đó. Sau đó, rửa lại bằng nước sạch và lau khô.
- Trước khi sử dụng vỉ nướng, bạn nên làm nóng chúng 20-30 phút. Điều này sẽ giúp đồ nướng nhà bạn ngon hơn, dễ chùi rửa hơn. Đừng quên cạo sạch phần dây đồng trên vỉ để khỏi dính than bụi. Cho một chút dầu ăn lên trên vỉ, để thức ăn của bạn dậy mùi và hấp dẫn hơn.
- Với những vỉ nướng là thép không gỉ, bạn chỉ cần xịt nước tẩy rửa lên bề mặt, lau với khăn khô rồi dùng khăn ướt lau lại là được.
2. Chọn thịt
Muốn thịt nướng được mềm và ngon cần chọn thịt đúng cách.

- Thịt bò: Phần thịt bò để nướng ngon nhất là phần nạc mông, thăn sườn, nạc vai, bắp đùi.- Thịt lợn: Muốn thịt nướng mềm, khi chọn thịt nên chọn phần có đủ nạc và mỡ nhưng không nên có quá nhiều mỡ sẽ làm món nướng mau ngán ngấy, cũng đừng nên quá nạc thì thịt sau khi nướng sẽ rất khô. 
Theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ, phần thịt ba chỉ có nạc mỡ xen kẽ, phần nạc nhiều hơn phần mỡ là loại thịt dùng để nướng thơm ngon nhất.
- Thịt gà: Gà nướng nên chọn gà loại mềm, dùng cả con hoặc chặt nhỏ từng phần.
3. Ướp nguyên liệu
- Muốn thịt thơm và mềm, nếu không vội vàng, bạn hãy ướp thịt để qua đêm, hôm sau nướng hoặc rán đều mềm và thơm phức. Nếu vẫn còn nhiều thời gian, bạn có thể nhé ngăn mát tủ lạnh để hôm sau nướng. Ướp thịt lâu sẽ rất dậy mùi và thơm ngon.
- Bạn có thể ướp thịt với nước ép hoa quả, ví dụ như lê hoặc táo, cam... vị ngọt thịt cũng vì thế mà tự nhiên và thơm. Đặc biệt ngoài các gia vị cần thiết khác bạn nên vắt nước một quả cam sành, bóp nhẹ tay cho vào thịt. Thịt nướng lên sẽ không bị khô và cứng, đảm bảo vắt cam vào thịt nướng sẽ rất mềm.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể đơn giản hóa công đoạn ướp với các nguyên liệu lỏng như rượu vang, giấm, nước cốt chanh. Hãy dùng một chiếc cọ, liên tục quết nước ướp lên món ăn trong lúc nướng.
4. Trong khi nướng
- Khi nướng, bạn hãy xếp nguyên liệu theo một trật tự nhất định, tốt nhất là bày thức ăn sắp chín phía trong và thức ăn sống bên ngoài. Làm như vậy để phần thức ăn còn sống không bị dây vào phần thức ăn đã chín. Việc lấy thức ăn chín ra cũng dễ dàng hơn.
Luôn dùng kẹp thức ăn hoặc đũa để chế biến thức ăn trong khi nướng. Việc dùng tay vừa không an toàn lại gây mất thẩm mỹ nếu bạn đang chuẩn bị một bữa tiệc nướng.
Sau mỗi lượt nướng, hãy để lò nóng lại trong khoảng 10-15 phút. Nếu bạn tiếp tục nướng ngay, lò sẽ không có đủ độ nóng để làm chín thức ăn. Khi đó món ăn sẽ bị thấm màu khói, trông không đẹp.
- Mặc dù bạn đã cho thêm một chút dầu ăn vào nguyên liệu trong giai đoạn ướp, hãy chuẩn bị thêm 1 chén dầu ô liu, cùng với một cây cọ sạch. Trong khi nướng thức ăn, liên tục quết dầu ăn trên bề mặt cũng như các khe xiên. Làm như vậy sẽ dễ dàng hơn cho bạn khi lấy thức ăn ra khỏi xiên sau đó.

5. Sau khi nướng xong

Loại bỏ hết phần cháy xém sau khi nướng.
- Sau khi nướng nếu thấy có những phần bị cháy xém do nướng không đều, bạn cần dùng dao cắt bỏ hoặc cạo bỏ bởi phần cháy đen được đánh giá là chứa nhiều chất hóa học gây ung thư nhất.
- Đựng thức ăn bằng những chiếc đĩa sạch và chưa sử dụng. Nguyên liệu tươi sống phải được để riêng một chỗ. Các loại nguyên liệu khác nhau như thịt gà, thịt heo, thịt bò, hải sản... cũng cần để riêng từng loại một. Yêu cầu này không những để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mà còn tránh không làm mất mùi vị riêng của từng món ăn.
* Một số lưu ý thêm:
- Chất lượng của vỉ nướng cũng có vai trò quan trọng. Nên chọn những loại vỉ nướng làm bằng gốm chịu nhiệt cao và thép không rỉ. Tuyệt đối không nên dùng loại vỉ nhôm vì sự phản ứng giữa axit và nhôm trong khi nướng sẽ tạo ra những chất độc hại.
- Khi ăn đồ nướng nên kèm với các loại trái cây và rau tự nhiên, giúp chống lại những độc tố trong đồ nướng.
- Đối với những người thích ăn xúc xích, bạn chỉ nên đặt nó vào lò vi sóng và quay trong thời gian ngắn thay vì nướng trực tiếp trên bếp than. 
- Ngoài ra các chuyên gia khuyên rằng mỗi tuần chúng ta không nên ăn quá 2 lần đồ nướng.
Trần Quỳnh tổng hợp

Bánh Trung thu rau câu trái cây

Trung thu là tết đoàn viên, là dịp để các chị em phụ nữ trổ tài làm bánh chiêu đãi các thành viên trong gia đình.

Tôm xào tương cà chua

Tôm xào tương cà chua hấp dẫn

Tôm rang sấu ngon ơi là ngon!

Tôm rang sấu ngon ơi là ngon!


Món tôm rang sấu chắc chắn sẽ khiến cả nhà thích mê bởi hương vị thơm ngon, lạ miệng của nó!
Nguyên liệu:
- Tôm: 200 gr
- Sấu: 8 quả (hoặc tùy thuộc vào sở thích của gia đình)
- Đường, muối, dầu ăn…
- Hành lá: vài cây.
 Thực hiện:
Bước 1: Sấu cạo vỏ, ngâm nước cho khỏi thâm, hành lá nhặt và rửa sạch.
 Bước 2: Tôm cắt râu, đầu và rửa sạch.
 Bước 3: Sấu thái miếng hoặc khoanh tròn tùy ý thích, hành lá cắt khúc khoảng 1,5 cm.
 Bước 4: Cho tôm, sấu, chút gia vị vừa ăn vào nồi, đảo đều tay cho tôm chín, thêm 1 chút dầu ăn vào.
 Bước 5: Cho lượng đường vừa ăn vào cùng tôm và đảo đều.
 Bước 6: Khi tôm chín, thêm hành hoa, đảo cho chín rồi tắt bếp.
 Cho tôm rang sấu ra đĩa rồi ăn cùng cơm trắng nhé!


Chúc bạn và gia đình ngon miệng với tôm rang sấu!
Phương Anh

Mousse dưa hấu sữa chua

Món mousse thơm béo, chua nhẹ từ sữa chua, mát ngọt của dưa hấu và màu hồng nhạt dễ thương là món ăn hấp dẫn cả về thị giác và vị giác trong mùa hè.

Chè đậu đỏ thạch dừa mát lịm

Chè đậu đỏ thạch dừa mát lịm


Chè đậu đỏ thạch dừa này sẽ là món tráng miệng tuyệt vời sau những bữa ăn ngày hè.

Nguyên liệu:
- Dừa tươi lấy nước: 1 quả
- Đậu đỏ: 150gr
- Bột thạch: 20gr
- Nước cốt dừa
- Đường: vừa miệng ăn

hực hiện:
Bước 1: Đậu đỏ rửa sạch, ngâm qua đêm để hạt đậu nở. 
 Bước 2: Thêm lượng nước vừa đủ ninh đậu đến khi đậu chín nhừ, khi đậu nhừ vớt riêng đậu ra 1 bát, nước ninh đậu để riêng.

 Bước 3: Đổ nước dừa ra nồi, thêm chút nước cốt dừa đóng lon (nếu thích), cho 10gr bột thạch vào nồi khuấy đều cho bột thạch tan, bắc lên bếp đun sôi, khi chín bỏ ra đổ ra âu đựng rồi cho tủ lạnh cho đông.
Bước 4: Làm tương tự với phần nước ninh đậu.
 Bước 5: Sau khi lớp thạch dừa đã se mặt, đổ phần thạch nước đậu lên trên mặt, để tủ lạnh cho khối thạch kết dính.
 Bước 6: Làm nước cốt dừa chan chè: lấy 100ml nước cốt dừa lon, thêm 50ml nước, khuấy đều, đun sôi trên bếp, nêm đường vừa miệng ăn. Thêm chút bột năng để nước cốt sánh.
 Khi ăn múc đậu đỏ, thêm thạch và chan nước cốt dừa lên trên, ăn mát sẽ ngon hơn.

Chúc các bạn ngon miệng chè đậu đỏ thạch dừa nhé!
Phương Anh


Chè khúc bạch

Chè khúc bạch giải nhiệt mùa hè


Chắc chắn chè khúc bạch sẽ đem lại những giây phút mát mẻ, thoải mái cho cả gia đình vào những ngày hè nóng nực sắp tới.

Tên nghe “lạ lạ” nhưng chè khúc bạch hoàn toàn không khó làm, bạn có thể tự tay nấu món chè độc đáo, lạ miệng và mát lạnh để “chiêu đãi” cả gia đình.

Nguyên liệu:
- 200 gr whipping cream
- 200 gr sữa tươi
- 0.5 kg nhãn/ vải tươi hoặc 1 hộp trái vải, nhãn…
- 10 ml tinh dầu hạnh nhân
- 200 gr đường
- 580 ml nước
- 25 gr bột gelatine (Gelatin hay gelatine được xem là một nguyên liệu thực phẩm giống như đường, bột, dầu ăn,… Là một loại proteine gần như nguyên chất, không mùi, không vị, trong suốt hoặc có màu hơi hơi ngả vàng, thu được sau quá trình nấu sôi da động vật (da heo), xương (trừ xương bò), hoặc chiết xuất từ thực vật (tảo đỏ, trái cây), … là thực phẩm 100% tự nhiên. Gelatin được xem như một “trợ thủ đắc lực” để thực hiện một số món ăn, món tráng miệng như đã kể ở trên. Gelatin thực phẩm được bày bán trên thị trường dưới 2 dạng: lá và bột)
- 20 gr hạnh nhân cắt lát (có thể mua được tại các cửa hàng bán đồ làm bánh).

Cách làm:
Bước 1: Bột gelatine ngâm với 80 ml nước, để nở hết rồi đem chưng cách thủy cho tan.
Bước 2: Hạnh nhân cho vào chảo/ nồi rang vàng, cho vào lọ thủy tinh hoặc hộp nhựa đậy kín nắp để hạnh nhân được giòn.
 Bước 3: Bóc vỏ nhãn/ vải và bỏ hạt.
 Bước 4: Nấu 500 ml nước với 100 gr đường và chỗ nhãn đã bóc vỏ (nếu sử dụng đồ hộp thì chỉ nấu nước và đường). Đun khoảng 15 phút sau khi sôi để nhãn/ vải vừa chín tới, không nát quá, cất ngăn mát tủ lạnh.
 Bước 5: Whipping cream + sữa tươi + 100 gr đường còn lại khuấy đều cho tan đường, bắc lên bếp đun lửa nhỏ và ngoáy liên tục để hỗn hợp nóng già nhưng không sôi.
 Thêm gelatine vào ngoáy đều, cho tinh dầu hạnh nhân  vào rồi tắt bếp.
 Bước 6: Đổ ra bát hoặc khuôn cho nguội rồi cất ngăn mát khoảng 3-4 giờ chờ đông. Khi ăn xắt thành miếng vừa ăn.

Lưu ý: Chị em đang mang thai không nên ăn chè này vì có nhãn. Theo Đông y, quả nhãn mùi thơm vị ngọt, thuộc tính ôn nhiệt, có chức năng bổ ích tâm tỳ, dưỡng cơ ích khí, dưỡng huyết an thần, rất được ưa chuộng tuy nhiên phụ nữ mang thai không nên ăn long nhãn nhiều. Nguyên nhân là do phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai.
 Chè khúc bạch nên ăn lạnh sẽ càng thơm và mát.
Chè khúc bạch trông mới hấp dẫn làm sao!
Chúc bạn thành công với chè khúc bạch nhé!
Phương Anh


Chè củ sắn ( khoai mì) thơm ngon

Chè củ sắn thơm ngon


Vị thơm ngon nóng hổi của món chè sẽ khiến cả nhà thích thú.

Nguyên liệu: 

- Củ sắn tươi: 700 gr
- Đường: 300 gr
- Bột năng: 40 gr
- Bột báng: 50 gr
- Nước cốt dừa: 200 ml
- Dừa nạo: 50 gr
- Lạc rang chín xảy sạch vỏ: 50 gr
- Vừng rang chín: 20 gr
- Bột ca cao, lá dứa.
 Thực hiện:
Bước 1Củ sắn tươi mua về rửa sạch đất cát, dùng mũi dao rạch một đường thẳng dọc theo củ sắn. Bóc bỏ cả hai lớp vỏ, cắt bỏ bớt hai đầu rồi lại cắt thành những khoanh nhỏ. Ngâm sắn vào chậu nước muối qua đêm (trong vòng 7-8 tiếng).
Bước 2: Sắn đã ngâm qua đêm đem rửa lại với nước. Dùng dụng cụ bào, bào sắn thành những sợi thật nhỏ. Sau đó vắt kiệt nước.
 Bước 3: Trộn đều sắn đã bào nhỏ với 100gr đường, bột năng, và một ít nước cốt dừa.
 Bước 4: Vo sắn thành những viên tròn cỡ quả trứng cút. Nếu muốn tạo màu cho những viên sắn thì chia sắn ra làm ba phần bằng nhau. Một phần để nguyên, một phần trộn với nước cốt lá dứa để tạo màu xanh, một phần trộn với bột cacao để tạo màu nâu (xay lá dứa bằng cối xay sinh tố rồi lọc qua rây để bỏ bã, lấy nước cốt. Khi trộn nước cốt lá dứa vào sắn trước khi vo viên nên vắt bớt nước vì nếu không vắt bớt viên sắn bị nhão, khi nấu sẽ bị nát).
 Bước 5: Bắc một nồi nước lên bếp, cho hết phần nước cốt dừa và đường còn lại cùng bột báng vào đun sôi. Khi nước sôi thì thả những viên sắn vào (canh lửa cẩn thận kẻo nước cốt dừa được đun sôi sẽ trào rất nhanh. Khi đã sôi thì hạ lửa thật nhỏ, không sẽ bị khê nồi. Không nên quấy sẽ làm nát những viên sắn).

 Bước 6: Đun đến khi những viên sắn màu trắng và hạt bột báng chuyển màu trong và nước đặc lại tạo độ sệt sệt là được.
 Bước 7: Cho chè củ sắn ra bát, rắc thêm dừa nạo, lạc, vừng. Có thể ăn nóng hoặc thêm đá nếu muốn ăn lạnh. 

Chúc các bạn ngon miệng!
Hoa Hồng