Well Come To The Food Of Love

Tư vấn cách ăn Cua Biển


Tư vấn cách ăn Cua Biển

Hải sản cua là một trong những món ăn ngon của nhà hàng và được nhiều khách hàng lưa chọn trong bữa ăn của mình, nhưng không nhiều người biết cách ăn cua biển đúng cách.  Cua Ngonxin truyền cho bạn bí kíp “ăn cua biển đúng cách”, tránh bị đau bụng đi ngoài hay buồn nôn.
1- Ăn cua đúng cách
 Ai cũng biết, thịt cua chắc chắn là ngon và bổ. Nhưng chúng ta không nên ăn hết tất cả những gì của con cua. Khi ăn cua, trước hết bạn nên cậy phần mai, rồi loại bỏ phần dạ dầy cua. Phần này chính là túi xương nhỏ hình tam giác nằm trong thân cua. Dùng một cái thìa nhỏ xúc phần dạ dày cua ở giữa thân cua ra, nhẹ nhàng lấy phần gạch cua bao ở bên ngoài ra ăn, chú ý không làm vỡ dạ dày hình nón ở phần giữa túi xương hình tam giác vì bên trong dạ dày đó có nhiều cát bẩn.
 Khi ăn hết phần thân thì bạn mới ăn đến mình cua. Dùng kéo nhỏ cắt bỏ phần miệng cua, phần cẳng chân cua, dùng cán thìa vớt bỏ màng hình lục giác ở giữa mình cua đi, phần này chính là phần tim cua, bạn không nên ăn.
 Đường màu đen nằm ở phần dạ thông lên rốn cua chính là ruột cua, nói chung bạn cũng không nên ăn. Mang cua - phần mềm mại hình giống như hai hàng lông mày ở bụng cua – chúng ta cũng nên bỏ đi.
 
 2- Đối với một số người thì ăn quá nhiều là không tốt
 Bạn cũng biết thịt cua có tình hàn, vì vậy những người có tì vị hư nên đặc biệt chú ý, tránh ăn quá nhiều dẫn đến lạnh bụng, đầy bụng, đi ngoài.
 3- Trong bữa ăn và sau khi ăn cua, bạn không nêm uống trà, hay quả hồng
 Khi ăn cua và sau khi ăn cua khoảng một tiếng không nên uống trà, vì nước trà có thể làm loãng axít trong dạ dày, khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thị các chất dinh dưỡng khác, thậm chí còn đẫn đến đau bụng đi ngoài.
 Mùa thu, lúc cua béo ngậy cũng là mùa hồng chín đỏ. Nhưng hai thức này lại không nên ăn cùng nhau, vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể dẫn đến những phản ứng xấu như buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm cho sức khỏe.
 4- Những đối tượng không nên ăn cua

Người bị cảm lạnh sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy.

Người bị viêm dạ dày mãn tính, loét tá tràng, viêm túi mật, sỏi mật và những người bị bệnh viêm gan cũng nên hạn chế ăn cua.

Người mắc bệnh tim mạch vành, bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, bệnh mỡ trong máu cao nên ăn ít hoặc không ăn, bởi vì trong gạch cua có chứa một hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc những chứng bệnh trên.

Người có tù vị hư hoặc có thể chất quá mẫn cảm nên kiềm chế trước món hấp dẫn này.

5- Khi chế biến tại nhà, bạn cần chú ý:
- Hãy hấp hoặc luộc chín kĩ
 Cua ở sông hồ biển thường lấy xác động vật hoặc các chất mùn làm thức ăn, vì thế bề mặt cơ thể, mang và đường ruột của nó có chứa rất nhiều vi khuẩn và bùn đất. Nhiều người do chưa rửa sạch cua, khi chế biến lại chưa nấu chín kĩ, nên khi ăn vô hình chung đã ăn cả những vi khuẩn gây bệnh lẫn những kí sinh trùng ở cua vào cơ thể. Chuyện đau bụng hay đi ngoài vì thế khó tránh khỏi. Cách ăn cua an toàn nhất là luộc hoặc hấp cua chín kĩ rồi mới thưởng thức.
- Nên ăn cua tươi sống
Khi lựa chọn cua, bạn nên lựa chọn cua còn tươi sống, có phần mai hiện rõ màu xanh đen, có độ nhẵn bóng, phần bụng căng đầy, trắng sạch. Cua sắp chết phần mai thường có màu vàng, chân cua hơi mềm, lật qua lật lại khó khăn. Bạn không nên tiếc rẻ mà chế biến cua đã chết hoặc bị ươn. Vì sau khi cua chết, những vi khuẩn trong cơ thể cua nhanh chóng sinh sôi nẩy nở và thâm nhập vào phần thịt cua, khiến cho người ăn dễ buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Do vậy, tuyệt đối không nên ăn cua chết hoặc sắp chết. Cua còn tươi sống 
- Không nên để lưu cữu
 Cua chế biến xong mà bạn ăn không hết, phần còn lại tốt nhất nên để ở nơi thoáng mát sạch sẽ, khi ăn nhất định phải đun lại.
Tổng hợp 

Cá bọc bột rán giòn xào cà tím

Thịt cá ngọt được bọc trong một lớp bột vàng giòn, xào cùng với cà tím, bí ngồi, ăn không ngấy như món cá rán thông thường.

Trứng rán hến vừa ngon vừa lạ

Cách kết hợp mới lạ từ hai nguyên liệu quen thuộc sẽ khiến bạn không phải thất vọng, thử ngay để đổi món cho bữa tối nhé.

Tác hại chết người khi ăn dưa chuột sai cách

Tác hại chết người khi ăn dưa chuột sai cách


Quả dưa chuột là loại thực phẩm giàu vitamin C và các khoáng chất rất tốt cho sức khoẻ và làm đẹp. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách, dưa chuột hoàn toàn có thể gây chết người.

Theo Đông y, dưa chuột có tính lạnh, nếu ăn nhiều sẽ sinh đi tiểu nhiều, thậm chí người thận yếu có thể hay bị vãi tiểu và dẫn đến liệt dương. Do vậy, người bị lạnh bụng, ảnh hưởng chức năng thận thì không nên ăn dưa chuột.
Một tác hại lớn của việc ăn quá nhiều dưa chuột là bạn sẽ có nguy cơ mất nước và mất cân bằng cơ thể.
Hạt dưa chuột chứa cucurbitin và dầu béo có đặc tính lợi tiểu nhẹ. Việc ăn quá nhiều dưa chuột sẽ gây ra tình trạng lợi tiểu quá liều, và có thể dẫn đến mất nước và chất điện từ cơ thể, gây ra sự mất cân bằng, và thậm chí mất nước trong trường hợp nặng.
Phần lõi dưa chuột rất giàu vitamin C hay acid caffeic. Khi tiêu thu quá nhiều dưa chuột sẽ gây thừa vitamin C, nó sẽ chuyển hóa thành một chất pro-oxy hóa thúc đẩy sự phát triển của các gốc tự do và các tế bào gây tổn hại cơ thể trong điều kiện nhất định.
                                                              Hình ảnh Tác hại chết người khi ăn dưa chuột sai cách số 1

Dưa chuột rất tốt cho sức khoẻ nhưng sử dụng sai cách có thể làm chết người (ảnh minh hoạ)

Hàm lượng nước trong dưa leo lên tới 90%. Lượng nước được hấp thu vào máu làm khối lượng máu gia tăng, gây áp lực lên mạch máu và tim. Hậu quả là tim và các mạch máu phải gánh chịu những tổn thương không mong muốn. Lương nước dư thừa này có thể gây mất cân bằng mức điện phân trong máu, tạo ra tình trạng rò rỉ trong các tế bào. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu và khó thở thường xuyên.
Trong dưa chuột có nhiều kali,  lượng kali quá nhiều sẽ gây tăng kali trong máu - một điều kiện dẫn đến giảm chức năng thận. Đồng thời, nó có thể gây ra các bệnh đường ruột, đầy hơi, và đau bụng.
Ngoài ra, bạn cần phải biết một thông tin rằng trong dưa chuột có chất độc, đó là vị đắng mà bạn đã từng ăn.
Các phần này chứa chất triterpenoids tetracyclic cực kỳ độc hại hay còn gọi là hợp chất cucurbitacins. Tiêu thụ quá nhiều chất này có thể gây ra nguy cơ tử vong.
Nước ép dưa chuột sẽ trở nên độc hại hơn nếu có vị đắng này, vì vậy, tốt nhất là nên tránh uống nước ép dưa chuột đắng.
Một số lưu ý khi ăn dưa chuột:
- Không kết hợp cùng đậu phộng: Dưa chuột ăn cùng đậu phộng rất dễ gây tiêu chảy, nhất là dưa chuột trộn đậu phộng luộc hay rang vàng. Đây là món ăn lạnh, nhiều gia đình thường làm để ăn cho đỡ ngán, nhưng kỳ thực có thể khiến bạn bị đau bụng, tiêu chảy.
- Không ăn lúc đói: Những ai có bệnh đau dạ dày, lúc đói không nên ăn dưa chuột, cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn.
- Không kết hợp dưa chuột + cần tây hay dưa chuột + ớt: Các enzyme trong dưa chuột sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong những loại rau này. Tuy không gây nguy hại nhiều cho cơ thể, nhưng sẽ làm giảm sự hấp thụ vitamin C của cơ thể . Tương tự, rau cải, mướp đắng, tiêu sọ xanh… không nên ăn cùng với dưa chuột.
Thoa Nguyễn 
Tổng hợp/Theo Nguoiduatin

Hộp bánh trung thu Maison Des Gâteaux sang trọng

Hộp bánh trung thu Maison Des Gâteaux sang trọng

Mỗi hộp bánh trung thu truyền thống của Maison Des Gêteaux đều khoác lên mình màu sắc nỗi bật cùng thiết kế tinh tế.

Bánh trung thu Maison des Gâteaux chú trọng thiết kế hộp bánh đẳng cấp mang màu sắc thời trang ấn tượng. Bất cứ màu sắc nào cũng toát lên vẻ sang trọng và thanh lịch bởi nó được phủ trên những chiếc hộp vốn đã được thiết kế để trở thành món đồ xách tay của những người sành điệu. Nói như Ralph Lauren – nhà tạo mẫu, niềm tự hào của thời trang thế giới thì: “Mỗi người có một phong cách riêng. Phong cách không phụ thuộc vào trào lưu bởi vì trào lưu sẽ qua rất nhanh còn phong cách mới là mãi mãi”.
Gõ caption vào đây
Những gam màu thời thượng nhất đều được Maison des Gâteaux phết lên các hộp bánh để khiến chúng trở thành các món quà đầy ấn tượng thị giác với giá cho hộp 6 bánh chỉ từ 380.000 đồng.
Gõ caption vào đây
Maison des Gâteaux “tôn sùng” thiết kế đơn giản nhưng tinh tế.
Gõ caption vào đây
Các hình khối cổ điển góc cạnh biến tấu với màu sắc tạo thành phép cộng hoàn hảo để các hộp bánh trung thu Maison des Gâteaux chứa đựng xúc cảm tinh tế và đam mê của tuổi trẻ.
Gõ caption vào đây
Hộp bánh Hân Hoan gồm 6 bánh với 6 loại nhân: hạt sen, đậu xanh, khoai môn, thập cẩm, đậu đỏ, mè đen với giá 490.000 đồng.
Gõ caption vào đây
Hộp Lôi Cuốn gồm 8 bánh với 8 loại nhân: trà xanh, hạt sen, đậu xanh, khoai môn, thập cẩm, đậu đỏ, mè đen, sầu riêng giá 590.000 đồng.
Gõ caption vào đây
Hộp Tinh Tế giá 790.000 đồng, Lịch Lãm giá 1,4 đồng là hai trong những dòng sản phẩm bánh trung thu cao cấp của Maison des Gâteaux mùa trung thu năm nay
Bánh trung thu Maison được bảo trợ bởi Golden Gate Restaurant Group và được phân phối rộng khắp tại hệ thống các chuỗi nhà hàng Kichi Kichi, SumoBBQ, Ashima, Vuvuzela, các địa điểm trung tâm của Hà Nội, TPHCM và các tỉnh thành lớn trên toàn quốc.
Chi tiết liên về sản phẩm và địa điểm phân phối liên hệ tại:
Hotline: 0977 708 708
Điểm phân phối bánh trung thu Maison, xem tại đây.
(Nguồn: Maison des Gâteaux)

Bánh sầu riêng kem thơm mát

Bánh sầu riêng kem thơm mát

Món bánh ngon tuyệt này đang được rất nhiều người ưa chuộng và bán nhiều trên mạng.

Nguyên liệu:
Cho phần vỏ bánh:
- 70 g bột mỳ
- 10 g bột ngô
- 40 g đường bột
- 125 ml sữa tươi không đường
- 2 quả trứng gà
- 20 g bơ nhạt


Cho phần nhân:
- 125 ml whipping cream
- 125 g sầu riêng
- 40 g đường bột
- 2 g gelatin
- 25 ml sữa tươi không đường.
Cách làm:
- Phần vỏ bánh: Trộn hai loại bột lại, rây mịn. Cho lượng sữa vào phần bột, đánh cho đều mịn. Cho đường, lòng đỏ và bơ chảy vào và tiếp tục trộn cho đều và lược qua rây, để bột nghỉ ít nhất 1 giờ trước khi tráng bánh.
- Bắc chảo không dính lên bếp, khi chảo nóng thì hạ lửa, quét ít bơ hay dầu ăn vào chảo, rồi đổ một vá bột vào, láng cho đều chảo, tránh chỗ dày chỗ mỏng. Khi mặt trên của bánh săn lại và không dính tay thì cho ra đĩa có lót giấy thấm dầu cho bánh nguội. Làm tuần tự cho đến hết lượng bột.
- Phần nhân kem: Cho thố và que đánh vào ngăn đá tủ lạnh trước. Sau đó lấy ra đánh whipping cream cùng với đường cho hỗn hợp bông mềm, cuối cùng cho hỗn hợp gelatine vào hỗn hợp kem khuấy đều.

Món bánh là sự kết hợp hoàn hảo giữa vị béo ngậy của kem tươi 
và sầu riêng cùng lớp vỏ bánh thơm mùi bơ trứng.

Cách gói bánh:
- Trải phần vỏ bánh xuống đĩa, ngửa phần bánh tiếp xúc với mặt chảo lên trên, phần mịn hơn để ra ngoài. Xúc một thìa kem tươi dàn ra dày khoảng 0,8 -1cm, xúc tiếp một lớp sầu riêng dầm mịn đặt vào giữa rồi gói lớp vỏ bao kín lớp nhân lại là được.
- Sau khi gói xong bạn cho bánh vào ngăn mát tủ lạnh, khi nào ăn thì mang ra và thưởng thức.
Trần Quỳnh (theo Keklapis)





Bánh Trung thu truyền thống của các nước châu Á

Bánh Trung thu truyền thống của các nước châu Á

Bánh trung thu của nước nào cũng có nét tinh túy và hấp dẫn riêng.

1. Tsukimi Dango, chiếc bánh trung thu dễ thương của Nhật Bản


Bánh Tsukimi Dango hình tròn đáng yêu. Ảnh: blogspot.

Dango là tên gọi chung của loại bánh bao được làm từ bột gạo (mochiko). Loại bánh này khá giống mochi (là một loại bánh gạo của Nhật), thường được dùng chung với trà. Dango là món ăn được dùng quanh năm, nhưng có nhiều loại dango khác nhau và được dùng theo từng mùa. Vào ngày rằm trung thu, người Nhật thường ăn bánh Tsukimi Dango.
Bánh Tsukimi Dango được bày theo hình tam giác trên một chiếc kệ gỗ, bên cạnh là bình cỏ susuki, và cũng có thể có thêm một số loại hoa quả nữa. Sau đó những chiếc bánh được đặt kế lên hiên nhà hoặc cạnh cửa sổ, bất cứ chỗ nào có thể nhìn thấy trăng rõ nhất, để vừa ăn, vừa ngắm trăng. Ở một số nơi người ta cho rằng bánh dango sau khi cúng xong để bên ngoài hiên nếu trẻ con tự ý đến lấy thì là một điều may mắn.
2. Bánh trăng khuyết Songpyeon của Hàn Quốc

Bánh trăng khuyết được người Hàn Quốc ăn mỗi dịp trung thu. Ảnh: blogspot.

Người hàn Quốc cũng có một loại bánh đặc biệt dành cho ngày trung thu là Songpyeon - bánh gạo hình bán nguyệt. Songpyeon được dùng cho ngày Tết Chuseok (tết Trung thu hay lễ Tạ ơn), ngày lễ lớn nhất ở Hàn Quốc. Nếu như người Việt Nam, Trung Quốc xem trăng tròn là biểu trưng cho sự hạnh phúc viên mãn thì người Hàn Quốc lại xem trăng khuyết mới là hình ảnh lý tưởng. Bởi “trăng khuyết rồi sẽ tròn” như là sự sinh sôi, nảy nở. Và đó là lý do tại sao những chiếc bánh songpyeon được nặn theo hình lưỡi liềm.
Vào đêm Chuseok, cả gia đình sẽ tập họp lại với nhau để làm songpyeon. Người Hàn có câu truyền tụng rằng, thiếu nữ nào làm bánh songpyeon vừa ngon lại vừa đẹp sẽ gặp được ý trung nhân như ý, phụ nữ có gia đình sẽ sinh được con gái xinh xắn. Chính vì thế mà phụ nữ Hàn Quốc dành rất nhiều tình cảm, tâm trí cho việc làm bánh songpyeon.
3. Bánh trung thu 'đoàn viên' của Trung Quốc



Những chiếc bánh "đoàn viên" hình tròn của người Trung Quốc. Ảnh: wiki.

Trong phong tục của người Trung Quốc, tết Trung thu còn gọi là tết đoàn viên. Đây là thời điểm mọi thành viên trong gia đình tụ họp với nhau. Bất cứ ai làm ăn ở xa xôi ở đâu, vào ngày này cũng trở về quê hương để gặp lại gia đình, họ hàng và cùng ăn bữa cơm đoàn viên. Chính bởi vậy, bánh trung thu của Trung Quốc thường có hình tròn, tượng trưng cho “đoàn viên”, ý nghĩa đó bắt nguồn từ đời nhà Minh. Ngày nay, bánh trung thu có nhiều hình dạng hơn, có cả hình vuông, hình các con giống và được làm bằng nhiều nguyên liệu mới lạ.

4. Bánh trung thu Hopia của Philippines




Bánh trung thu của người Philippines là những chiếc bánh nướng đơn giản, tuy không nhiều màu sắc hay hoa văn cầu kỳ nhưng cũng vô cùng hấp dẫn bởi phần nhân phong phú. Phần nhân có thể là đậu xanh, đậu đỏ, thịt lợn, khoai lang tím… Bánh độc đáo ở phần bột ngoài xếp lớp giòn giòn. Người ta có thể tự làm bánh thủ công tại nhà nếu có lò nướng. Khi bẻ đôi bánh, lớp bột bánh mỏng, để lộ phần nhân khá hấp dẫn.
5. Bánh nướng, bánh dẻo của Việt Nam



Bánh nướng bánh dẻo thập cẩm hấp dẫn của người Việt. Ảnh: blogspot.
Người Việt Nam từ lâu đã quen thuộc với hương vị bánh trung thu thập cẩm truyền thống. Những chiếc bánh nướng, bánh dẻo thơm phức với nhân làm bằng hạt sen, thịt mỡ, vừng, lạp sườn, đậu xanh nhắc người ta nhớ đến không khí cả gia đình quây quần phá cỗ đêm rằm. Bánh trung thu có sức cuốn hút mãnh liệt đến thế bởi hương vị bánh là sự hội tụ của cả tinh hoa đất trời mùa thu. Ngày nay, mặc dù trên thị trường xuất hiện nhiều loại bánh với nguyên liệu và kiểu dáng mới lạ nhưng hương vị bánh trung thu truyền thống sẽ mãi không bao giờ mất đi vị trí trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Trần Quỳnh tổng hợp

Ốc Bươu Kho Gừng

Thịt ốc dai giòn hòa quyện với vị cay cay của gừng, đậm đà của gia vị tẩm ướp sẽ là món ăn hấp dẫn cho bữa cơm gia đình.

Ốc bươu nhồi thịt

Ốc bươu nhồi thịt chấm mắm gừng

Ốc bươu nhồi thịt ăn kèm mắm gừng, rau răm... là món lai rai rất ngon miệng vào lúc chiều tối.

Đĩa ốc nhồi bốc khói thơm nức, bên cạnh là chén mắm gừng đậm đà cay xé lưỡi cùng vị nồng nàn của các loại rau ăn kèm khiến bạn thích mê khi thưởng thức.

Bước 1:
- Ốc bươu ngâm với nước muối, cho thêm ớt trái giã vào trong khoảng 1 tiếng để ốc nhả hết bùn, nhớt (bạn cũng có thể ngâm ốc với nước vo gạo).
- Rửa ốc lại bằng nước sạch rồi vớt ra để ráo nước.

Bước 2:
-  Luộc chín với ít sả cây, gừng giã nát.
- Tách phần thịt ốc để riêng. Vỏ ốc giữ lại.
Bước 3:
- Vỏ ốc ngâm với nước sôi rồi vớt ra để ráo. Ớt trái thái lát, sả cây cắt khúc.
Bước 4: - Tỏi, hành, gừng, sả, ớt xay nhuyễn.
Bước 5:
- Thái nhỏ phần thịt ốc đã luộc chín.
- Trộn đều hỗn hợp thịt ốc, thịt bằm, giò sống, các loại gia vị, hạt nêm, đường, nước mắm cho thật đều.


Bước 6:
- Lá sả gấp đôi cho vào vỏ ốc rồi nhồi phần thịt ốc vào, trang điểm thêm một lát ớt đỏ tươi bên trên. Ốc nhồi xong xếp vào xửng hấp chín.
Huấn Phan 


Cách pha nước chấm ngon cho 6 món cơ bản

Cách pha nước chấm ngon cho 6 món cơ bản

Với những công thức dưới đây bạn có thể tự tin pha những bát nước chấm ngon đúng điệu cho bất kỳ món nào từ nem rán, bún chả, ốc luộc...

1. Nước chấm nem, bún chả
Nguyên liệu:
- 1 thìa nước mắm ngon
- 1 thìa đường
- 1 thìa giấm
- 5 thìa nước lọc
- Tỏi, ớt băm nhỏ, hạt tiêu.
Cách làm:
- Pha nước chấm theo tỉ lệ: 1:1:1:5, tức là 1 thìa nước mắm, 1 thìa đường, 1 thìa giấm, 5 thìa nước lọc. Tiếp đó dùng thìa khuấy tan hỗn hợp, nêm nếm cho vừa ăn, sau đó mới cho tỏi ớt băm nhỏ vào.
2. Nước chấm ốc
Một bát nước chấm ngon sẽ làm cho món ốc luộc trở nên ngon tuyệt. Ảnh: Phương Phương.
- 2 thìa nước mắm ngonNguyên liệu:
- 1 thìa nước ấm
- 1 thìa nước cốt chanh
- 3 thìa đường
- Gừng, ớt, xả, rau mùi bằm nhỏ, quất tươi, lá chanh.
Cách làm:
- Lấy một chiếc bát tô pha nước mắm, nước ấm và đường trộn đều bắc lên bếp đun sôi cho tan đường rồi để nguội. Sau đó cho gừng, tỏi, ớt băm nhuyễn, nước cốt chanh vào trộn đều. Tiếp đó rắc rau mùi, xả thái nhỏ lên trên và trộn đều. Cho thêm vài lát ớt tươi và thêm lá chanh thái nhỏ. Cắt đôi quất cho cả quả vào bát nước chấm, mùi tinh dầu quất sẽ làm nước chấm thơm đậm đà hơn.
3. Nước chấm cho các món cuốn
Bát nước chấm với đầy đủ gia vị, tỏi , ớt làm nên vị đặc trưng của các món cuốn. Ảnh: Trà My.
- 0,5 lạng lạc rang sẵn, bỏ vỏNguyên liệu:
- Tỏi (số lượng nhiều, ít tùy vào khẩu vị của bạn)
- Ớt tươi 1 hoặc 2 quả
- Nước mắm
- Dấm, đường
- 100 ml nước lọc
- 1/2 quả chanh.
Cách làm:
- Cho lạc và tỏi vào cối, thêm 4 thìa cà phê nước lọc, sau đó giã nhuyễn cho đến khi lạc và tỏi có màu trắng đục.
- Cắt ớt làm 2 phần, gạt bỏ hết hạt, đem băm nhỏ.
- Trộn đều ớt đã băm với lạc và tỏi giã nhuyễn trong bát tô con, vắt cốt chanh, dấm, đường, nước mắm lượng vừa phải.
- Trộn đều các vị với nhau, đổ thêm một muỗng canh nước lọc.
4. Mắm tôm
Mắm tôm ăn với bún đậu hay bún lòng heo ngon ngất ngây. Ảnh: Phương Phương.

Nguyên liệu:
- 1 thìa đường
- 1/2 thìa giấm
- 1 quả chanh hoặc quất
- 1 thìa mắm tôm
- Dầu rán
- Ớt thái lát hoặc băm nhỏ.
Cách làm:
- Để pha mắm tôm bạn chỉ việc đánh bông mắm tôm với đường, rượu, quất hoặc giấm, dầu rán rồi cho thêm ớt theo nguyên liệu kể trên. Mắm tôm pha ngon có thể được chấm với đậu rán làm món bún đậu mắm tôm hoặc chấm cùng thịt luộc, lòng lợn luộc cũng đều rất ngon.
5. Nước chấm bánh cuốn
Nguyên liệu:
- 300ml nước lọc
- 1 thìa đường
- 1 thìa nước mắm
- Ớt băm
- Ít dấm hoặc chanh nêm sau cùng cho vừa độ chua.
Cách làm:
- Pha ra bát theo đúng tỉ lệ nguyên liệu kể trên. Nước chấm bánh cuốn pha sẵn ngoài hàng màu nhạt là vì bỏ ít nước mắm. Nếu thích đậm hơn có thể tăng lượng nước mắm trong công thức lên 30ml.
6. Nước chấm vịt, ngan, lợn quay
Nguyên liệu:
- 1 thìa bột năng
- 5 đến 6 tép tỏi
- 5 củ hành ta
- 1/2 chén nước lọc
- 2 thìa bột ngọt
- 2 thìa muối
- 1/2 thìa tương xay
- 1/2 chén dầu ăn
- 1 quả chanh.
Cách làm:
- Bắc chảo nóng, đổ dầu ăn vào, dầu nóng, cho hết số tỏi, củ hành ta giã nhuyễn phi cho thơm. Sau đó, cho bát nước đã quấy vào để sôi 2-3 phút, chế nước bột năng từ từ và quấy liền tay (1 tay chế, 1 tay quấy) thấy nước hơi sệt sệt thì bỏ xuống. Cho hết bột ngọt, nước chanh, tiêu và nêm nếm cho vừa ăn.
Trần Quỳnh tổng hợp