Well Come To The Food Of Love

Bánh đập - món ngon dân dã đất miền Trung

Món ăn được kết hợp từ bánh tráng nướng, bánh ướt, ăn kèm với các nguyên liệu như: thịt lợn luộc, lòng, thịt nướng hay ăn không với mắm nêm.

Đi dọc các tỉnh miền Trung từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa, trên những gánh hàng rong hay trong các chợ huyện, bạn sẽ được nếm thử món bánh dân dã nhưng độc đáo và ngon miệng này.
3-7129-1402570527.jpg
Là món ăn dân dã, nhưng bánh đập lại có cách chế biến rất công phu và mất nhiều thời gian. Nếu thưởng thức món ăn này trong các hàng quán ở phố huyện, bạn sẽ được tận mắt quan sát quá trình chế biến món bánh đập nổi tiếng của người miền Trung.
4-8828-1402570527.jpg
Chủ nhân của các hàng quán bán món này thường bán các món ăn này là các Mệ (Bà) đã lớn tuổi. Sở dĩ có điều đó, theo nhiều người giải thích là do quá trình chế biến món ăn này đòi hỏi rất nhiều ở kinh nghiệm và sự tinh tế.
5-5248-1402570527.jpg
Ngoài phần bánh tráng được nướng sẵn, bánh ướt luôn được làm tại hàng ăn để phục vụ thực khách vì theo nhiều người, chỉ khi ăn nóng mới cảm nhận được hết hương vị thơm ngon của món ăn này. Bột để làm bánh ướt là bột gạo ngâm rồi xay nhuyễn. Bột gạo trước khi tráng được pha với nước theo một tỉ lệ nhất định để bột không quá loãng hoặc quá đặc. Thêm vào đó, trước khi tráng phải khuấy nhẹ bột đều tay để bột dậy thì khi tráng bánh mới mềm dẻo và không bị hạt cát.
6-7363-1402570527.jpg
Trong quá trình khuấy bột, nồi hơi tráng bánh cũng được làm nóng đến nhiệt độ thích hợp. Trước khi tráng, nồi hơi được thoa qua một lớp nước lọc cho phần vải thấm mềm, thoáng hơi. Sau đó người bán sẽ múc một thìa bột và dàn đều ra trên miếng vải của nồi hơi. Chỉ tầm khoảng 2 phút là bánh chín, lúc đấy khéo léo dùng que tre mỏng, dỡ bánh lên trên một ống tre.
2-3480-1402570527.jpg
Bánh sau đó được trải lên trên chiếc bánh tráng nướng, dàn đều mỡ hành lên trên là hoàn tất. Khi này bạn đã có thể thưởng thức những chiếc bánh nóng hổi, vừa giòn vừa mềm lại hơi beo béo thơm ngon.
Món ăn là sự kết hợp giữa bánh tráng nướng, bánh ướt, ăn kèm với thịt nướng hoặc bạn có thể ăn với thịt luộc hay lòng lợn... Ăn bánh đập không thể thiếu chén mắm nêm với vị cay đặc trưng của người dân miền biển.
Khi ăn món này, bạn có thể ăn bánh không với nước hấm hoặc ăn kèm với thịt nướng, thịt luộc hay lòng lợn... Ăn bánh đập không thể thiếu chén mắm nêm với vị cay đặc trưng của người dân miền biển. Gấp đôi miếng bánh, chấm vào chén mắm nêm và thưởng thức. Cái giòn rụm của bánh tráng, cái mềm dẻo của bánh ướt hòa quyện vào nhau trong cái đậm đà của mắm nêm, miếng thịt nướng chín vàng, thơm phức đem lại cảm giác ngon miệng rất thích thú.
Nếu có dịp đi du lịch đến các tỉnh ven biển miền Trung, ngoài việc tham quan những cảnh đẹp, thưởng thức những món hải sản phong phú ở đây bạn đừng quên tìm kiếm và nếm thử một lần món bánh đập dân dã, mộc mạc nhưng đậm đà khó quên của người dân nghèo miền Trung.
Huấn Phan

Món ngon và địa chỉ ăn ngon đất Phú Yên

Bánh hỏi lòng heo, cơm niêu, tiết canh sò huyết, mắt cá ngừ đại dương... là những món vừa độc đáo, vừa bình dân du khách nào cũng muốn thử khi đến Phú Yên.

1. Cháo lòng bánh hỏi
1-2480-1395250372.jpg
Không ai biết món ăn này có nguồn gốc từ đâu, chỉ biết rằng đây là một món ăn sáng độc đáo khá phổ biến ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Gia Lai... Sở dĩ nói đây là một món ăn độc đáo vì các thành phần của như cháo lòng, bánh hỏi không ăn nhập gì với nhau. Tuy nhiên, chỉ khi được thưởng thức món ăn này, bạn mới cảm nhận được sự thú vị và ngon miệng do nó mang lại.
2-3359-1395250372.jpg
Khi ăn món này, bánh hỏi được để riêng trong một chiếc đĩa. Lòng luộc chín, không bỏ vào cùng cháo mà được để riêng. Khi ăn, cách phổ biến nhất là cuốn bánh tráng với bánh hỏi, lòng và rau sống, nhưng nếu thích, bạn cũng có thể cho tất cả các thành phần vào chén, chan nước chấm vào rồi thưởng thức.
3-5954-1395250372.jpg
Sau khi ăn món này, thực khách sẽ được thưởng thức một bát cháo trắng thơm ngon. Chính hương vị nóng ẩm của món ăn vừa giúp bạn không bị lạnh bụng vừa ngon miệng hơn.
2. Món ngon từ cá ngừ đại dương
6-6751-1395250372.jpg
Nổi tiếng với đặc sản cá ngừ đại dương, nên thật là thiếu sót khi bạn đến vùng đất này mà không thử qua các món ngon được chế biến từ quà tặng của vùng biển này. Nói đến đặc sản cá ngừ đại dương, bạn không thể bỏ qua các món như mắt cá ngừ chưng, gỏi bao tử cá ngừ, lườn cá ngừ nướng...
7-8286-1395250372.jpg
Mắt cá ngừ đại dương tiềm thuốc bắc là đặc sản của Phú Yên nên bạn đừng quên thưởng thức nhé. Cái hay của món ăn này là mặc dù tiềm thuốc bắc nhưng vẫn giữ được hương thơm đặc trưng đầy hấp dẫn của cá. Chỉ cần cho vào bát một ít lá tía tô thái nhỏ là đủ làm hài lòng bất kỳ một vị khách khó tính nào.
4-4168-1395250372.jpg
Bao tử cá ngừ đại dương cũng là một nguyên liệu chính làm nên 2 món ăn ngon là gỏi bao tử cá và bao tử cá hầm tiêu xanh. Nếu như món gỏi hấp dẫn người ăn nhờ cái vị chua chua đặc trưng thì phần thịt dai giòn hòa trong vị thơm của các loại rau khiến bạn thích mê. Trong khi đó, món bao tử hầm tiêu xanh lại khiến bạn phải xuýt xoa bởi vị cay nồng của tiêu xanh nhưng lại hài lòng với cái vị thanh ngọt của nước dùng. Trong những buổi tối mát trời thì đây là món ăn mà bạn khó có thể bỏ qua.
5-7769-1395250372.jpg
Lườn cá nướng cũng là món ngon bạn nên thử. Lườn là phần thịt nằm dưới bụng cá, phần này gồm lớp da, lớp mỡ bụng và thịt. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận cảm giác dai dai, mềm, có vị ngọt nhẹ, không quá khô và không gây cảm giác ngấy.
3. Hàu nướng mỡ hành
8-7788-1395250373.jpg
Nếu như muốn ăn hải sản, hàu nướng mỡ hành là món ăn tương đối lạ miệng mà bạn nên thử. Những con hàu chỉ bé bằng hai ngón tay người lớn, nhưng đầy hấp dẫn với hương thơm nức của mỡ hành quyện trong thịt hàu căng đầy, thơm ngọt ngon miệng.
4. Sò huyết đầm Ô Loan
Triều vừa xuống, những người dân sống quanh đầm kéo nhau đi bắt sò huyết. Chỉ cần lội trên lớp bùn vừa rút nước, chân đạp trúng con sò, dùng hai ngón chân kẹp vào và gắp lên cho vào rỗ. Khi chiều xuống, sẽ không gì thú vị bằng khi vừa được ngồi ngắm hoàng hôn trên biển vừa được thưởng thức vị ngọt thanh của những con sò được nướng vừa chín tới.
Đầm Ô Loan không chỉ là một thắng cảnh đẹp mà còn cung cấp loại sò huyết nổi tiếng thơm ngon. Sò huyết ở đây được xếp vào một trong ba loại ngon nhất ở nước ta cùng với sò huyết phá Tam Giang (Huế), sò huyết đầm Thủy Triều (Khánh Hòa). Bắt sò huyết rất đơn giản, chỉ cần lội trên lớp bùn vừa rút nước, chân đạp trúng con sò, dùng hai ngón chân kẹp vào và gắp lên cho vào rổ. Sò huyết bắt về còn tươi ngon được ngâm cho nhả hết bùn đất trước khi chế biến thành các món ăn ngon như: nướng tái, xào me, hấp, làm gỏi... và đặt biệt là tiết canh sò huyết. Khi chiều xuống, sẽ không gì thú vị bằng khi vừa được ngồi ngắm hoàng hôn trên dòng sông Cái vừa được thưởng thức vị ngọt thanh của những con sò được nướng vừa chín tới.
5. Cơm gà Phú Yên
11-9601-1395250373.jpg
Cùng với cơm gà Hội An và Tam Kỳ, cơm gà Phú Yên là một trong ba món cơm gà ngon nổi tiếng của dải đất miền Trung. Vì thế, mỗi khi du lịch đến Phú Yên, hầu như du khách nào cũng muốn được thưởng thức món ăn nổi tiếng này. Nhìn đĩa cơm gà vàng ươm với màu vàng ươm của thịt gà xé, màu tím của hành ngâm chua, màu xanh của dưa leo, rau răm, màu đỏ của đồ chua... thật khó cưỡng kể cả với những vị thực khách khó tính nhất, bạn sẽ cứ muốn ăn hoài mà không thấy ngán.
6. Cá rô đồng chiên giòn ăn kèm nước mắm ngò rí
10-2158-1395250373.jpg
Trong buổi tối mát trời ở thành phố Tuy Hòa, ngồi nhâm nhi món ăn dân dã này cùng bạn bè bên bờ sông lộng gió thì còn gì thú vị bằng. Món ăn không có gì đặc biệt, chỉ với ít cá rô đồng to bằng ngón tay người lớn chiên giòn. Nhưng cái làm cho món ăn này trở nên ấn tượng là nhờ chén nước mắm ngò rí (rau mùi) vừa đậm đà vừa thơm. Cách làm nước chấm này khá đơn giản, ngò rí được giã nát với ớt xanh, pha thêm ít nước mắm, đường cho vừa ăn là được.
7. Cơm niêu
9-1115-1395250373.jpg
Cũng như cơm gà, cơm niêu khá phổ biến ở các tỉnh miền Trung. Tuy chỉ là một món cơm bình dân, nhưng nhờ cách chế biến tỉ mỉ đầy công phu nên được rất nhiều người ưa thích. Để nấu cơm niêu, bạn phải chọngạo nguyên hạt, mềm dẻo. Gạo được vo sạch rồi cho vào niêu nấu chín. Khi cơm vừa cạn, nước được tiếp tục vùi vào trong tro, than trong khoảng 20 phút để cơm chín. Thưởng thức cơm niêu với các món cá kho tiêu, kho tộ cùng bát canh rau xanh mát là đủ làm hài lòng bất kỳ thực khách khó tính nào.
Ngoài những món ngon kể trên, mảnh đất Phú Yên còn khá nhiều món ăn bình dị khác như bánh ướt, bánh canh chả cá, bánh canh hẹ, bún chả cá, mực sữa nướng, nhông đất nướng, lẩu chua cá bóp, bò một nắng... Để ăn món cháo lòng bánh hỏi, bạn phải đến tận quán Hòa Đa, xã Mỹ An, huyện Tuy An mới là nơi nổi tiếng của món ăn này. Riêng món mắt cá ngừ cùng các món hải sản khác, bạn có thể tìm đến khu ẩm thực bờ kè Bạch Đằng, thành phố Tuy Hòa. Ở đây có đủ các loại hải sản tươi ngon với mức gia rất hợp lý cho bạn tha hồ chọn lựa.
Một vài địa chỉ quán ăn ở thành phố Tuy Hòa dành cho bạn:
- Cơm gà - 189 Lê Thánh Tôn 
- Quán gà nướng – 159 Nguyễn Công Trứ
- Nhông đất nướng – 92 Nguyễn Công Trứ.
- Bánh xèo – 20 Lê Thánh Tôn.
- Cá ngừ đại dương – 259C Lê Duẫn.
- Bánh canh – 32A Lê Trung Kiên.
- Cháo vịt – 61 Nguyễn Công Trứ.
- Bánh cuốn – 4/4 Trần Bình Trọng.
- Các món cơm – 57 Duy Tân.
- Các món dê – 238 Lê Lợi.
- Cơm niêu - 111 Lê Thành Phương.
Huấn Phan

8 món cơm ngon trên các nẻo đường Việt Nam

Cơm hến cay, cơm lam dẻo mềm thơm hương nếp hay cơm gà Tam Kỳ béo ngậy... đều là những món cơm ngon mà du khách nên thử khi đi dọc chiều dài đất nước.

1. Cơm Lam
Nếu có dịp đi đến các tỉnh ở Tây Bắc hay Tây Nguyên của Việt Nam, bạn sẽ được nếm thử món cơm lam lạ miệng của người dân tộc thiểu số ở đây. Từ món ăn đơn giản, được chế biến bởi những người đi rừng, ngày nay cơm lam trở thành một món ăn đặc sản dùng để đãi khách phương xa cũng là một món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ hội.
com-lam.jpg
Món ăn không quá cầu kỳ với những ống nứa non, chứa đầy gạo và nướng trên bếp lửa, ăn kèm với muối vừng, thịt heo nướng... Khi nấu cơm lam, người ta lựa chọn loại gạo đặc trưng của vùng núi, hạt nhỏ, thuôn dài, khi chín tỏa mùi thơm nức. Ống nứa dùng để nướng cơm phải là ống nứa tươi, hơi non để khi nướng, hương thơm của ống nứa tươi hòa quyện vào hương nếp mới tạo nên một hương vị rất riêng của cơm. Vị thơm của vừng, cái đậm đà của thịt heo rừng nướng hòa quyện với hương thơm của cơm lam tạo nên một món ăn hấp dẫn thấm đẫm hương núi rừng làm say lòng người thưởng thức.
2. Cơm hến
Món ăn đơn giản với hến, cơm nguội cùng các loại rau vườn đã trở thành đặc sản hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Nhiều du khách thường truyền tai nhau rằng đến Huế mà chưa ăn cơm hến thì xem như chưa từng đến Huế. Không hàng không quán, một đôi gánh trên vai, cơm hến theo chân những người phụ nữ ở đây len lỏi qua các con ngõ nhỏ, tìm đến từng khách hàng ngay từ sớm tinh mơ.
com-hen.jpg
Với những du khách lần đầu ăn cơm hến, sẽ thật thấy tò mò pha chút thất vọng khi món ăn chỉ là cơm nguội, hến cùng ít rau sống... Thế nhưng, chỉ khi trộn đều lên và thưởng thức, thực khách mới cảm nhận được hương vị thơm ngon của món ăn. Tô cơm hến vừa thơm, vừa có vị ngọt của hến, của nước luộc hến. Đó còn là cái vị đậm đà của mắm ruốc Huế, cái bùi của đậu phộng, giòn rụm của da lợn. Và còn có vị cay xe lưỡi của ớt Huế... khiến thực khách vừa ngon miệng vừa phải toát mồ hôi.
3. Cơm gà Hội An
Cùng với Cao lầu, cơm gà là món ăn ngon nức tiếng phố cổ Hội An. Món ăn chỉ có cơm, gà cùng nước chan nhưng lại có một sức hấp dẫn kỳ lạ với bất cứ du khách nào. Khi đến đây, ai cũng muốn được một lần thưởng thức những hạt cơm dẻo, miếng thịt gà vừa mềm vừa ngọt ở đây.
com-ga-hoi-an.jpg
Cái hay của cơm gà chính là phần gạo chín mềm, dẻo lại hơi béo. Để có được điều đó, người ta phải chọn loại gạo ngon, dẻo và thơm. Gạo vo sạch ướp với một ít gia vị rồi nấu chín với nước luộc gà cùng ít lá dứa. Chính nhờ cách nấu như vậy nên hạt cơm có màu vàng óng, dẻo mềm và thoang thoảng hương thơm. Gà để ăn kèm với cơm phải là loại gà ta được thả rong ngoài vườn, nhờ vậy nên thịt gà săn chắc mà không bở, khi ăn mềm và có vị ngọt ngon miệng. Sau khi luộc, thịt gà được xé nhỏ ra rồi bóp với hành tây, hành phi, muối tiêu và rau răm... Chỉ đơn giản là vậy nhưng hương vị thơm ngon, hấp dẫn của cơm gà phố Hội là điều mà thực khách không thể quên được sau khi thưởng thức.
4. Cơm gà Tam Kỳ
Cũng có hai thành phần chính là cơm và gà như món ăn của người dân phố Hội nhưng sự khéo léo, biến tấu trong quá trình chế biến đã tạo nên nhiều hương vị riêng cho món ăn này. Cũng như các món cơm gà ở miền Trung, gà luôn được sử dụng là loại thả vườn. Gà tuy con nhỏ nhưng cho thịt chắc, mềm, da mỏng, thịt thơm có vị ngọt đặc trưng nên được ưa thích.
com-ga-tam-ky.jpg
Phần cơm vàng ươm ăn kèm cũng được nấu kỳ công không kém. Gạo được vo thật sạch, để ráo nước rồi cho vào nấu với nước luộc gà cùng ít bột nghệ. Khi nấu phải canh lửa và nước để cơm chín vàng ươm, dẻo, nhưng tơi chứ không dính vào nhau lại thoang thoảng hương thơm hấp dẫn. Khi ăn món này, gà thường được xé phay hoặc trộn gỏi. Nếu xé phay, thịt nạc gà được rút xương, thái thành từng lát nhỏ, ăn kèm là rau răm, rau thơm, hành tím ngâm chua, đu đủ... Nếu thích hương vị đậm đà thì có thể ăn cơm với gà bóp gỏi. Ăn cơm gà Tam Kỳ không thể thiếu chén muối ớt chanh hay chén nước chấm được pha sánh và hơi cay.
5. Cơm gà Phú Yên
com-ga-phu-yen.jpg
Cùng với cơm gà Hội An và Tam Kỳ, cơm gà Phú Yên là một trong ba món cơm gà ngon nổi tiếng của dải đất miền Trung. Vì thế, mỗi khi du đến Phú Yên, hầu như du khách nào cũng muốn được thưởng thức món ăn nổi tiếng này. Nhìn đĩa cơm gà với màu vàng ươm của thịt gà xé, màu tím của hành ngâm chua, màu xanh của dưa leo, rau răm, màu đỏ của đồ chua... thật khó cưỡng kể cả với những vị thực khách khó tính nhất, bạn sẽ cứ muốn ăn hoài mà không thấy ngán.
6. Cơm gà Phan Rang
Nếu như cơm gà Hội An, Tam Kỳ hay Phú Yên thường xé nhỏ khi bán cho người ăn thì cơm gà Phan Rang lại để nguyên từng miếng lớn, thực khách ăn bao nhiêu miếng thì dựa vào đó mà chủ quán tính tiền.
com-ga-phan-rang.jpg
Phần ăn ở đây khá đơn giản, cơm gà được múc ra đĩa riêng ăn kèm với rau răm, dưa leo, gà chặt miếng cùng một số loại nước chấm như muối tiêu vắt chanh, muối ớt hành giã nhuyễn hay nước hèm rượu pha với nước mắm ớt cay nồng. Nhờ cách tính tiến độc đáo này đã tạo nên sự tò mò đầy thú vị cho người ăn, để rồi ai đi ngược hay xuôi khi ngang đây đều dừng lại để được một lần thưởng thức món cơm ngon miệng này.
7. Cơm niêu
com-nieu.jpg
Cơm niêu là món ăn có nhiều ở các tỉnh miền Trung cũng như ở Sài Gòn. Tuy chỉ là một món cơm bình dân, nhưng nhờ cách chế biến tỉ mỉ đầy công phu nên rất nhiều người ưa thích. Để nấu cơm niêu, bạn phải chọn gạo nguyên hạt, mềm dẻo. Gạo được vo sạch rồi cho vào niêu nấu chín. Khi cơm vừa cạn nước, được tiếp tục vùi vào trong tro, than trong khoảng 20 phút để cơm chín hẳn. Thưởng thức cơm niêu với các món cá kho tiêu, kho tộ cùng bát canh rau xanh mát là đủ làm hài lòng bất kỳ thực khách khó tính nào.
8. Cơm tấm
Cơm tấm là món ăn bình dị, hầu như có mặt trên các tuyến đường ở Sài Gòn hay các tỉnh miền Nam. Món ăn được nấu từ tấm (gạo nát, gạo vụn), đĩa cơm tấm ngon là cơm phải khô, khi chín hạt cơm không được dính nhau. Nguyên liệu ăn kèm cơm tấm rất phong phú gồm có sườn non, sường nướng, trứng, bì, chả, thịt kho, phá lấu....
co-tam.jpg
Ăn cơm tấm không thể thiếu chén nước mắm chua ngọt đơn giản nhưng rất tinh tế. Nước mắm được nấu với đường và nước lạnh theo một tỷ lệ nhất định, sao cho nước chấm có độ sánh, khi tưới lên dĩa cơm dễ dàng thấm vào từng hạt gạo, thớ thịt. Thêm một ít đồ chua như củ cà rốt, củ cải trên đĩa cơm nữa là món ăn trở nên đủ vị và ngon miệng.
Huấn Phan

Cơm viên chiên phô mai cho bé

Với những bé biếng ăn, các mẹ hãy làm thử món cơm chiên lạ miệng thơm mùi phô mai này, đảm bảo các con sẽ ăn vèo hết ngay.

Cơm chiên tôm trứng muối

Món ăn không chỉ có màu sắc đẹp mắt mà còn hấp dẫn nhờ vị ngọt của tôm, vị mặn mà của trứng muối.

Lẩu cua bình dân góc phố Sài Gòn

Nồi lẩu cua thơm nồng với màu đỏ gạch đặc trưng của cua biển Cà Mau, hương vị đậm đà khó quên. 

  • Nằm trong con hẻm nhỏ, khuất trong góc đường Nguyễn Thị Minh Khai - Cao Thắng (quận 3, TP HCM), thế nhưng quán ăn lại được nhiều người biết đến nhờ những món hải sản tươi ngon với mức giá rất bình dân. Thực đơn của quán phong phú có cả tôm, cá, mực... nhưng nổi bật nhất vẫn là những món ăn được chế biến từ cua biển Cà Mau vừa thơm vừa ngon, rất được thực khách ưa thích.
lau-cua-1-9811-1409803414.jpg
Đến đây, bạn sẽ được thưởng thức món lẩu cua được chế biến từ những con cua gạch tươi ngon mà theo chủ quán tiết lộ thì cua ở quán hoàn toàn là cua biển từ đất Mũi Cà Mau, được đánh bắt và vận chuyển về thành phố ngay nên cua vẫn còn sống. 
Những con cua còn tươi sống được rửa sạch, tách mai, bỏ phần yếm. Phi thơm hành, cho cà chua vào đảo đều, rồi cho nước dùng vào đun sôi (nước dùng của món ăn này thường là nước dùng xương hoặc nước dừa tươi). Tiếp đến cho cua vào đun chín, nêm lại gia vị vừa ăn là đã có một nồi lẩu thơm ngon mang ra cho thực khách.
lau-cua-2-4112-1409803415.jpg
Nồi lẩu cua đầy hấp dẫn với màu đỏ của nước dùng, màu gạch của mai cua cùng hương vị thơm nồng đầy quyến rũ. Lúc này, chỉ cần cho vào ít đậu bắp, rau nhút, ray muống... là bạn đã có thể bắt đầu thưởng thức. Gắp một phần thịt cua trắng tinh chấm ít muối tiêu chanh rồi đưa vào miệng để cảm nhận hương vị vừa ngọt vừa đậm đà khiến bạn ngất ngây. Sau khi thưởng thức xong phần thịt cua, chỉ cần thêm một chén bún tươi ăn kèm với các loại rau cùng nước dùng thanh ngọt là đủ cho một bữa ăn ngon miệng. 
Ngoài ra, trong thời gian chờ đợi món lẩu cua thơm ngon, bạn có thể thưởng thức các món khác như cua rang me, cua xào sa tế, cua rang muối...cũng rất ngon miệng. Đặc biệt, thực đơn của quán còn rất nhiều món hải sản với nguyên liệu tươi ngon như ốc, ghẹ, tôm, mực, cá... được chế biếnt hành các món nướng, hấp, luộc, xào... rất ngon và lạ miệng.
lau-cua-3-2204-1409803415.jpg
Nếu muốn thưởng thức món ăn ngon miệng này, bạn có thể ghé đến địa chỉ: Quán lẩu cua Đất Mũi - 2/1F Cao Thắng, phường 5, quận 3, TP HCM. Quán bán từ 17h đến 23h hằng ngày (nhưng món lẩu cua thường hết trước 21h). Mức giá ở đây vào khoảng 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Huấn Phan

Salad khoai tây nướng dễ ăn dễ nghiện

 Món salad kiểu Tây Ban Nha được chế biến rất đơn giản, không mất nhiều thời gian mà lại dễ ăn trong những ngày hè.
Nguyên liệu:
- 0,5 kg khoai tây loại nhỏ
- 3 thìa dầu ôliu
- 1 và 1/4 thìa nhỏ muối
- 1/2 thìa cafe hạt tiêu
- 4 nhánh tỏi
- 4 thìa Mayonnaise
- 1 thìa nước cốt chanh
- 1 thìa nhỏ mù tạt
Cách làm:
Bước 1:
- Làm nóng lò nướng trước ở nhiệt độ 200 độ C.
 Bước 2:
- Rửa sạch khoai tây, sau đó cắt làm đôi hoặc làm tư tùy vào củ to hay nhỏ, không cần gọt vỏ.
 Bước 3:
- Cho 2 thìa dầu ôliu, 3/4 thìa cafe muối và hạt tiêu vào bát khoai vừa cắt, sau đó trộn đều.
 Bước 4:
- Cho khoai vào một chiếc đĩa hầm hoặc đặt trên tờ giấy nướng. Đặt vào lò nướng khoảng 40 phút cho đến khi khoai chuyển sang màu nâu vàng đẹp mắt. 
 Bước 5:
- Trộn đều hỗn hợp mayonnaise, mù tạt, nước cốt chanh và dầu ôliu.
 Bước 6:
- Tỏi giã nhỏ rồi cho vào hỗn hợp vừa trộn.
 Bước 7:
- Sau khi chín, lấy khoai ra khỏi lò và để nguội.
Bước 8:
- Trộn đều hỗn hợp với khoai tây đã để nguội là có thể ăn ngay.

Suri Phan 
Ảnh: Food52



Khoai tây viên chiên xù

Nếu bé nhà bạn biếng ăn hãy làm món này nhé, vừa đủ chất lại có thể khiến bé chén tì tì đấy.

Nguyên liệu:
- 400g khoai tây
- 200g thịt nạc hay thịt gà băm nhỏ hoặc 1 hộp cá ngừ tùy thích
- 1-2 thanh phô mai dạng thỏi dài
- 150g bột mỳ
- 150g bột chiên xù
- 3 quả trứng gà
- 50g bơ để ở nhiệt độ phòng
- 1 thìa nhỏ bột tỏi hoặc tỏi băm nhỏ
- 1/4 củ hành tây băm nhỏ
- Vài cây cần tây (chỉ lấy phần lá)
- Muối, hạt tiêu.
Cách làm:
Bước 1:
- Khoai tây gọt vỏ, bổ làm tư, cho vào nồi luộc.
 Bước 2:
- Khoai chín mềm vớt ra cho ráo nước rồi đổ vào âu to.
 Bước 3:
- Cho 50g bơ vào bát khoai.
 Bước 4:
- Nghiền nát khoai tây và bơ, thêm vào 1 thìa nhỏ bột tỏi (hoặc tỏi băm nhuyễn), chút muối và hạt tiêu.
 Bước 5:
- Cho thịt nạc hoặc thịt gà băm nhỏ hoặc cá ngừ hộp (tùy thích) vào âu khoai cùng 1/4 củ hành tây băm nhỏ (bạn có thể thay bằng hành khô), lá cần tây thái nhỏ và phô mai bào sợi.
Bước 6:
- Thêm tiếp 1 quả trứng gà, trộn thật đều để các nguyên liệu quyện vào nhau.
 Bước 7:
- Nặn khoai thành những viên tròn hoặc dài tùy thích.
 Bước 8:
- Đổ bột mỳ, 2 lòng đỏ trứng đã đánh tan và bột chiên xù ra 3 cái đĩa lòng sâu.
 Bước 9:
- Lần lượt lăn viên khoai tây qua đĩa bột mỳ, đĩa trứng và đĩa bột chiên xù, làm tới hết.
 Bước 10:
- Đổ dầu ăn vào chảo sao cho ngập viên khoai, đun sôi, thả khoai vào chiên chín vàng đều thì vớt ra rổ hoặc đĩa có lót giấy thấm dầu, dùng nóng, chấm cùng tương ớt sẽ ngon hơn.
Mimi (theo PictureTheRecipe)