Well Come To The Food Of Love

Ngôi làng như cổ tích giữa thời hiện đại ở Anh

Nếu bạn muốn tìm một điểm đến để khám phá mùa thu châu Âu thì ngôi làng Bibury với phong cảnh đẹp như một bức tranh là điểm đến hoàn hảo.

14-6850-1410319544.jpg
Nằm ở vùng Cotswolds, cách thủ đô London khoảng 150 km về phía tây bắc, ngôi làng Bibury là một điểm du lịch nổi tiếng dành cho du khách. Ngôi làng này có gần như đầy đủ những gì bạn đang tìm kiếm cho một chuyến đi đến Anh, đó là những biệt thự cổ, một nhà thờ cổ đẹp như tranh vẽ và dòng sông Coln thơ mộng uốn lượn theo ngôi làng.
1-5153-1410319544.jpg
Thật khó để bạn có thể so sánh vẻ đẹp của Bibury với những ngôi làng nổi tiếng khác trên thế giới. Tuy nhiên, kể từ khi cụm biệt thự cổ Arlington Row (được xây dựng khoảng từ năm 1300) được lựa chọn để in trên hộ chiếu mới của Vương quốc Anh thì ngôi làng này trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới.
2-4405-1410319544.jpg
3-2220-1410319544.jpg
Đến đây, bạn có thể khám phá trang trại cá hồi nổi tiếng  của Bibury. Điều ngạc nhiên đáng yêu nhất là bạn có thể tự đánh bắt và chế biến món ăn cho riêng mình. Bạn có thể thưởng thức những món ngon từ cá hồi bên cạnh ly cà phê thơm nức ở đây.
4-1884-1410319544.jpg
5-7713-1410319544.jpg
Trong khi ở Biburybạn hạy ghé đến thăm quan nhà thờ St. Mary với các cửa sổ kính màu tuyệt đẹp của nóĐây là nhà thờ cổ nhất ở làng này và là điểm tham quan mà du khách không thể bỏ qua khi ghé đến đây.
6-2711-1410319544.jpg
7-6060-1410319545.jpg
Khách sạn The Swan Hotel được xây dựng từ thế kỷ 17 là điểm dừng chân lý tưởng dành cho bạn trong những ngày lưu trú.
8-7959-1410319545.jpg
9-8385-1410319545.jpg
10-9138-1410319545.jpg
11-6707-1410319545.jpg
12-9125-1410319545.jpg
13-5631-1410319545.jpg
Ngôi làng Bibury không chỉ là một điểm nổi tiếng toàn thế giới cho khách du lịch, mà nó còn là bối cảnh cho những bộ phim nổi tiếng mà "Nhật ký tiểu thư Jones" là một trong số đó.
Hu Pa
Theo Huffington Post

Những quán món Bắc ngon gần sân bay Tân Sơn Nhất

Khu huấn luyện bay ở quận Tân Bình, TP HCM là nơi tập trung nhiều người Bắc di cư và đi kèm với đó là rất nhiều món ăn gốc Bắc ngon miệng. 

1. Bánh đa cua Hải Phòng

Từ những nguyên liệu bình dị như: cua đồng, bánh đa, rau muống, rau nhút… nhưng nhờ sự khéo léo mà những người con thành phố hoa phượng đỏ đã tạo nên món bánh đa cua nổi tiếng khắp cả nước. Điểm làm nên sức hấp dẫn cho món ăn này là nước dùng, không trong, có màu hơi đục, khi ăn có vị ngọt thanh và dậy mùi cua. Để có được điều đó thì nước dùng phải nấu từ nước hầm xương lợn và thân cua giã nát đã lược nên nước dùng có vị ngọt thanh đậm đà và thoang thoảng trong đó là mùi thơm nhẹ nhưng đặc trưng của cua đồng.
banh-da-cua-1300-1385957625.jpg
Bát bánh đa cua thơm ngon nhiều màu sắc, màu nâu của bánh đa, vàng nâu của gạch cua, xanh của rau muống, rau nhút, màu vàng của hành phi… tất cả hòa lẫn trong cái ngọt thanh, thơm vị cua của nước dùng tạo thành một món ăn hấp dẫn mà ai đã ăn một lần thì không thể quên được.
Địa chỉ: Bánh đa cua Hải Phòng, 12M đường Hát Giang, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM. Quán bán từ sáng đến chiều tối. Mỗi bát bánh đa cua có giá 40.000 đồng.

2. Bún chả Hà Nội

Thực khách của quán là những người dân và giới văn phòng trong khu vực. Đặc biệt, quán là địa chỉ quen thuộc của các phi hành đoàn, các nữ tiếp viên hàng không xinh đẹp ghé ăn vào mỗi buổi trưa. Món ăn của quán mang đậm hương vị miền Bắc, thể hiện qua cách chế biến của từng nguyên liệu. Thịt nướng là thịt ba chỉ, thái lát mỏng vừa phải, ướp gia vị và nướng chín trên bếp than củi. Chả được làm từ thịt băm, ướp gia vị cho ngấm đều, nặn thành từng viên vừa ăn và làm chín bằng cách nướng.
bun-cha-1-2517-1385957626.jpg
Trong khi đó, nước chấm của quán được pha có vị chua thanh của giấm bỗng, vị ngọt vừa phải của đường, bên trong là vài lát đu đủ xanh thái mỏng, cùng vị cay của ớt bột. Ăn kèm là các loại rau đặc trưng miền Bắc như xà lách, kinh giới, húng quế…
Địa chỉ: Quán Đồng Xuân ở số B92 Bạch Đằng, phường 2, quận Tân Bình, TP. HCM. Quán bán từ 10h đến chiều tối. Mỗi phần bún chả có giá 38.000 đồng.

3. Bún cá rô đồng Hải Dương

Nguyên liệu chính làm nên hương vị cho món ăn của đất Hải Dương này chính là cá rô đồng. Những con cá rô sau khi bắt về được đánh vẩy, làm sạch ruột, rửa sạch. Dùng dao lóc xương, tách lấy phần thịt, sau đó cho phần thịt cá vào chảo dầu chiên vàng.
bun-ca-ro-dong-1944-1385957626.jpg
Bún cá rô muốn ngon không thể thiếu vị ngọt thanh của nước dùng. Cho phần xương và đầu cá vào ninh nước dùng, có thể cho thêm một ít xương heo vào ninh chung để nước dùng có vị ngọt hơn. Nướng một củ gừng hơi cháy vỏ, đập dập, thả vào nồi ninh cùng để nước dùng không tanh, có mùi quyến rũ và làm ấm lòng người thưởng thức.
Bát bún còn có thêm các nguyên liệu khác như thì là, dọc mùng, giúp thực khác thêm ngon miệng, tăng thêm hương vị cho món ăn. Địa chỉ: Quán bún cá rô đồng - 76 Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM. Quán bán từ 6h sáng đến 10h tối.

4. Bún đậu mắm tôm

Nằm trên đường Hồng Hà (quận Tân Bình), khu vực tập trung rất đông người gốc Bắc sinh sống, quán bún đậu này nhanh chóng trở thành địa chỉ lui tới của nhiều người. Món bún đậu mắm tôm của quán tuy không giữ được toàn vẹn hương vị của món ăn như ở Hà Nội, nhưng cũng đủ để thỏa mãn vị giác của những thực khách trót mê món bún đậm đà này.
bun-dau-4442-1385957626.jpg
Khi đã thưởng thức xong món bún đậu mắm tôm, nếu như vẫn còn thòm thèm, bạn có thể thưởng thức thêm các món ăn ngon miệng khác của miền Bắc như: bún ốc chuối đậu, bún mắm tép thịt luộc, nem rán... Địa chỉ: 6 Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM. Quán bán từ 10h đến 22h, mỗi phần ăn ở quán có giá từ 55.000 đồng.

5. Nem tai Nam Định

Đây là món ăn rất nổi tiếng của người dân Nam Định. Món ăn có thành phần đơn giản là tai lợn trộn thính, ăn chung với bánh tráng, lá sung, sung muối, rau sống, nước mắm ngọt.... Nếu nói về bí quyết thì để có món nem tai “chuẩn” cần cả 3 yếu tố: tai lợn ngon được hấp vừa tới, thính (gạo rang) phải thơm, nước chấm phải vừa miệng, đủ vị.
nem-tai-3785-1385957626.jpg
Tai heo được làm sạch, luộc chín rồi làm nguội bằng nước đá lạnh. Thính trộn với tai heo là loại thính làm từ gạo rang, đậu xanh và đậu nành nguyên chất để món ăn vừa thơm lại bùi và béo khi ăn. Đợi tai nguội, vớt ra và thái thành từng lát mỏng vừa ăn. Sau đó cho vào chiếc thau nhỏ, trộn đều với giềng, sả đã giã nhuyễn, ít hạt nêm, lá chanh thái sợi. Tiếp đến cho thính vào, trộn đều đến khi thính bám đầy từng lát tai lợn là được. Khi ăn, hương vị của các loại rau như đinh lăng, lá sung, sung muối, kinh giới...cuốn lẫn với bánh tráng, nem tai cùng chén nước chấm chua cay đem đến cảm giác thơm ngon, lạ miệng cho người ăn.
Địa chỉ: Quán nem tai Ông Vàng - 19 Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM. Quán bán từ 8h đến 22h hằng ngày. Mỗi phần nem tai có giá từ 50.000 đồng.
Ngoài những món ngon kể trên, khu vực này còn có rất nhiều món ăn ngon khác như: bún mọc, bún bung; lẩu dê Nình Bình...
Huấn Phan

Lẩu cháo cá vị Bắc hấp dẫn người Sài Gòn

Món ăn có vị thanh ngọt nhẹ của cá, thoảng hương của nấm, thì là cùng vị ớt sa tế cay nhẹ vừa thơm ngon vừa lạ miệng.


Mới nghe qua tên món ăn này, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến món cháo cá lóc nổi tiếng của miền Tây Nam bộ. Tuy nhiên, chỉ đến khi tận mắt nhìn thấy và thưởng thức thử, bạn sẽ biết rằng đây là một món ăn hoàn toàn khác biệt từ nguyên liệu, cách chế biến cho đến hương vị đều mang đậm nét đặc trưng của ẩm thực miền Bắc.
Mới nghe qua tên món ăn này, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến món cháo cá lóc nổi tiếng của miền Tây Nam bộ. Tuy nhiên, chỉ đến khi được thưởng thức, bạn mới thấy đây là một món ăn hoàn toàn khác biệt từ nguyên liệu, cách chế biến cho đến hương vị, đậm nét đặc trưng của ẩm thực miền Bắc.
Mặc dù không nổi danh bằng cháo cá miền Tây, nhưng nếu được thưởng thức một lần bạn sẽ không thể nào quên được cái vị ngọt dịu hơi cay cùng hương thơm thoang thoảng đặc trưng của thìa là trong món ăn này. Bên cạnh đó còn là vị thanh mát của các loại rau ăn kèm như nấm kim châm, hẹ, hành hoa, rau cải, giá... vừa làm tăng thêm sự ngon miệng vừa giúp bạn không bị ngấy khi thưởng thức.
Không nổi danh bằng cháo cá miền Tây, nhưng nếu được thưởng thức một lần bạn sẽ không quên được vị ngọt dịu hơi cay cùng hương thơm thoang thoảng đặc trưng của thì là trong món ăn. Bên cạnh đó còn là vị thanh mát của các loại rau ăn kèm như nấm kim châm, hẹ, hành hoa, rau cải, giá... vừa làm tăng thêm sự ngon miệng vừa giúp bạn không bị ngấy khi thưởng thức.
Tuy là món ăn ngon miệng nhưng thành phần của món ăn này cũng khá đơn giản, chỉ gồm cá, cháo và rau, nấm. Không sử dụng cá lóc như của miền Nam, món ăn của người miền Bắc lấy cá điêu hồng làm nguyên liệu chính. Sự khác biệt còn thể hiện trong cách chế biến, thay vì cá được làm sạch và luộc chín, cá điêu hồng được thái phi lê thành từng lát mỏng rồi để lên đĩa cùng với ít tôm và mực.
Thành phần của món ăn này cũng khá đơn giản, chỉ gồm cá, cháo và rau, nấm. Không sử dụng cá lóc như của miền Nam, món ăn của người miền Bắc lấy cá điêu hồng làm nguyên liệu chính. Sự khác biệt còn thể hiện trong cách chế biến, thay vì cá được làm sạch và luộc chín, cá điêu hồng được thái phi lê thành từng lát mỏng rồi để lên đĩa cùng với ít tôm và mực.
Cháo được nấu riêng với nước hầm từ xương cá, nấm hương nên có vị thanh ngọt tự nhiên. Khi ăn, nồi lẩu cháo bốc khói được để giữa bàn. Bạn chỉ cần cho cá, tôm, mực vào nồi lẩu cùng với các loại rau là có thể thưởng thức món ăn ngon miệng này. Trong những ngày trời chuyển mưa, ngồi cùng bạn bè và thưởng thức nồi lẩu cháo cá bốc khói trong khí trời Sài Gòn se lạnh thì không có gì thú vị bằng.
Cháo được nấu riêng với nước hầm từ xương cá, nấm hương nên có vị thanh ngọt tự nhiên. Khi ăn, nồi lẩu cháo bốc khói được để giữa bàn. Bạn chỉ cần cho cá, tôm, mực vào nồi lẩu cùng với các loại rau là có thể thưởng thức món ăn ngon miệng này. Trong những ngày trời chuyển mưa, ngồi cùng bạn bè và thưởng thức nồi lẩu cháo cá bốc khói trong khí trời Sài Gòn se lạnh thì không có gì thú vị bằng.
Ngoài lẩu cháo cá, quán ăn ở đây còn nhiều món ngon khác mà bạn có thể thưởng thức thử như món lẩu vịt chua cay. Món ăn hấp dẫn với vị chua thanh nhẹ của sấu, vị cay nồng của sa tế khiến bạn khó có thể quên được hương vị thơm ngon độc đáo nếu được một lần thưởng thức. Bên cạnh đó, thịt vịt cỏ mềm nhưng không bở lại có có vị ngọt thịt tự nhiên càng làm tăng thêm sự hấp dẫn cho món ăn này.
Ngoài lẩu cháo cá, quán ăn ở đây còn nhiều món ngon khác mà bạn có thể thưởng thức thử như món lẩu vịt chua cay. Món ăn hấp dẫn với vị chua thanh nhẹ của sấu, vị cay nồng của sa tế khiến bạn khó có thể quên được hương vị thơm ngon độc đáo nếu được một lần thưởng thức. Bên cạnh đó, thịt vịt cỏ mềm nhưng không bở lại có có vị ngọt thịt tự nhiên càng làm tăng thêm sự hấp dẫn cho món ăn.
Lẩu riêu cua sườn sụn cũng là món ăn khá phổ biến và được người Sài Gòn ưa thích. Món ăn là sự kết hợp của nhiều nguyên liệu như: riêu cua, thịt bò, sườn sụn, các loại rau, nấm và ăn kèm với bún tươi. Khi ăn có vị ngọt nhưng hơi chua, thơm ngon mà lại không bị nặng mùi của sườn sụn. Các thành phần ăn kèm của món lẩu này cũng rất phong phú như: thịt bò, chả cá, nấm kim châm, các loại rau muống, rau nhút, bắp chuối, xà lách... và bún tươi.
Lẩu riêu cua sườn sụn cũng là món ăn khá phổ biến và được người Sài Gòn ưa thích. Món ăn là sự kết hợp của nhiều nguyên liệu như: riêu cua, thịt bò, sườn sụn, các loại rau, nấm và ăn kèm với bún tươi. Khi ăn có vị ngọt nhưng hơi chua, thơm ngon mà lại không bị nặng mùi của sườn sụn. Các thành phần ăn kèm của món lẩu này cũng rất phong phú như: thịt bò, chả cá, nấm kim châm, các loại rau muống, rau nhút, bắp chuối, xà lách... và bún tươi.
Ngoài những món lẩu ngon, ở đây cũng có khá nhiều món lai rai ngon miệng được nhiều thực khách ưa thích. Trong đó đáng kể nhất là món gà chọi xào sả ớt thuộc hàng hiếm ở Sài Gòn. Món ăn với phần thịt gà dai dai mềm mềm pha trộn với vị thơm nồng của ớt chuông, của sả mà chỉ nghe mùi thôi cũng khiến bạn thích mê.
Ngoài những món lẩu ngon, ở đây cũng có khá nhiều món lai rai ngon miệng, trong đó đáng kể nhất là món gà chọi xào sả ớt thuộc hàng hiếm ở Sài Gòn. Món ăn với phần thịt gà dai dai mềm mềm pha trộn với vị thơm nồng của ớt chuông, của sả mà chỉ ngửi mùi thôi cũng khiến bạn thích mê.
Một món ăn rất độc đáo ở quán nữa là nhõn chiên. Món ăn được làm từ thịt, sụn heo bằm nhuyễn cùng các loại rau thơm (như cách làm dồi heo) rồi đem chiên vàng giòn. Ăn kèm là nước chấm mắm tôm hoặc mắm nêm càng làm tăng thêm hương vị đậm đà, thơm ngon cho món ăn.
Một món ăn rất độc đáo ở quán nữa là nhõn chiên. Món ăn được làm từ thịt, sụn heo bằm nhuyễn cùng các loại rau thơm (như cách làm dồi heo) rồi đem chiên vàng giòn. Ăn kèm là nước chấm mắm tôm hoặc mắm nêm càng làm tăng thêm hương vị đậm đà, thơm ngon cho món ăn.
Giả cầy cũng là món ăn ngon của quán. Hương thơm chân giò nướng đã ninh kỹ trộn hoà với mùi thơm của riềng, của mẻ xông lên mũi rất hấp dẫn. Ăn miếng móng giò, cảm nhận cái giòn giòn của lớp da bên ngoài, cái mềm của lớp thịt bên trong hòa quyện trong nước nhựa mận được nêm đậm đà rất vừa miệng. Trong những ngày trở gió, món bún giả cầy quen thuộc đem đến cho bạn một món ăn ngon miệng và ấm bụng.
Giả cầy cũng là món ăn ngon. Hương thơm chân giò nướng đã ninh kỹ trộn hoà với mùi thơm của riềng, của mẻ xông lên mũi rất hấp dẫn. Ăn miếng móng giò, cảm nhận cái giòn giòn của lớp da bên ngoài, cái mềm của lớp thịt bên trong hòa quyện trong nước nhựa mận được nêm đậm đà rất vừa miệng. Trong những ngày trở gió, món bún giả cầy quen thuộc đem đến cho bạn một món ăn ngon miệng và ấm bụng.
Nếu muốn nếm thử những món ăn thơm ngon này, bạn có thể ghé đến quán Chị Cả, ở 96 Lê Thị Hồng Gấm, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP HCM. Quán bán từ 7h đến khuya. Ngoài những món ăn kể trên, ở đây còn có các món bún Bắc ngon miệng vào buổi sáng như: bún thang, cơm Bắc, bún đậu... Món ăn ở quán có giá từ khoảng 50.000 đồng.
Huấn Phan

Sinh tố xoài, thạch ngon mắt mát ruột

Là sự kết hợp tinh tế giữa sinh tố xoài và thạch rau câu, món giải khát này có vị ngọt mát của xoài, vị giòn dai của thạch.


Nguyên liệu:
- 1 - 2 quả xoài lớn (300g)
- 30ml sữa tươi hoặc nước lọc
- Vài viên đá lạnh
- 20g bột rau câu
- 700ml nước lọc
- 80g đường cát trắng hoặc đường phèn
- 1 giọt phẩm màu xanh.
Cách làm:
- Rau câu đổ vào nồi, thêm nước lạnh, màu xanh dùng muôi khuấy đều để rau câu tan, đun lửa thật nhỏ cho đến khi bột rau câu tan hết.
- Đổ từ từ đường vào, đun lửa nhỏ, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn.
- Đổ rau câu ra thố lớn, để vào tủ lạnh, đợi đông cứng lại.
- Cắt rau câu thành từng miếng vuông nhỏ cỡ quân cờ.
- Xoài thái miếng vừa ăn.


 - Đổ xoài vào máy sinh tố, thêm sữa tươi và vài viên đá lạnh.


- Xay hỗn hợp xoài, sữa thật mịn.


- Múc thạch ra ly, bên trên đổ sinh tố xoài. Khi dùng trộn đều lên.

Mousse xoài vừa mềm vừa thơm

Thay vì những chiếc bánh ngọt sinh nhật dễ ngấy vì toàn kem tươi và socola, bạn hãy một lần thử làm mousse xoài. Bánh ăn càng lạnh càng ngon bởi khi đưa lên miệng, bạn sẽ cảm nhận được mùi vị chua tự nhiên của xoài, vị mềm ngọt của bánh bông lan và phần dẻo dẻo của lớp rau câu trên cùng. Dưới đây là cách làm.

mousse xoài ngon mát thơm lừng

Cách làm mousse xoài ngon mát thơm lừng

Kem sữa vani và xoài

Một sự kết hợp mới lạ giữa vị thơm, mát lạnh của kem sữa và xoài chua dịu, quyện lẫn với những viên trân châu dai, sẽ lôi cuốn bạn ngay lần đầu thưởng thức.

Nguyên liệu:
- 1-2 quả xoài chín
- 2 thìa canh trân châu hạt lớn
- Phần kem sữa: 2 lòng đỏ trứng gà, 80g đường cát trắng, 60g bột ngô hay bột mỳ, 400ml sữa tươi không đường, 100ml kem sữa tươi (nếu không có kem sữa tươi thì thay bằng sữa tươi không đường, đong đủ 500ml), 1 thìa nhỏ vani nước
- Cốc hay lọ thủy tinh nhỏ
- Sirô dâu.
Cách làm:
Bước 1:
- Dùng cái đánh trứng cầm tay đánh bông lòng đỏ trứng với đường cho đến khi hỗn hợp chuyển sang màu trắng ngà.
 Bước 2:
- Cho bột vào hỗn hợp lòng đỏ, trộn đều bằng phới cầm tay đến khi phần bột không bị vón cục.
Bước 3:
- Đổ sữa và kem sữa tươi vào nồi, đun nóng (không đun sôi).
 Bước 4:
- Đổ sữa vào hỗn hợp trứng ở bước 2, dùng phới lồng cầm tay khuấy đều rồi đổ hỗn hợp vào nồi, đun lửa nhỏ.
 Bước 5:
- Khuấy liên tục, lửa nhỏ, cho đến khi phần kem sữa đạt độ sánh theo ý muốn thì tắt bếp, thêm vani vào, để nguội, cho vào âu sạch, đậy kín cho vào tủ lạnh.
 Bước 6:
- Trân châu luộc chín, xả qua dưới vòi nước lạnh để không bị dính chùm, để ráo.
 Bước 7:
- Xoài rửa sạch, gọt vỏ, thái hạt lựu.
 Bước 8:
- Phần kem sữa sau khi lạnh thì múc vào 1/3 cốc thủy tinh hay lọ thủy tinh sạch.

 Bước 9:
- Bên trên rải một ít trân châu hạt lớn và xoài đã thái hạt lựu, tiếp theo rưới một ít sirô dâu lên bề mặt, trang trí trái cây tùy thích, dùng lạnh.

Chè hạt sen và lệ chi thanh mát

Sắp đến mùa lệ chi (tên gọi khác của vải thiều) rồi, hãy ghi ngay vào sổ tay công thức cách nấu món chè ngọt mát này nhé.

Nguyên liệu:
- 200g hạt sen khô
- 10-15 quả vải thiều (lệ chi)
- 5g bột rau câu dẻo
- 300ml nước lọc
- 70g đường phèn
- Vài nhánh lá nếp (lá dứa).
Cách làm:
Bước 1:
- Vải thiều rửa sạch vỏ bên ngoài.
- Bóc bỏ vỏ, dùng dao bén tách bỏ hạt.
- Sau đó rắc một ít đường lên bề mặt quả vải, cất vào tủ lạnh.
 Bước 2:
- Hạt sen khô mua về rửa sạch,  nếu dùng hạt sen tươi bạn nhớ lấy bỏ tâm sen cho thật sạch.
- Đun sôi khoảng 2 bát con nước lọc, thả hạt sen vào, thỉnh thoảng nhớ hớt bỏ bọt.
- Đun đến khi bạn ăn thử thấy hạt sen thật mềm, cho 50g đường phèn vào nấu cùng, đun lửa nhỏ để hạt sen không bị nát. Nếu hạt sen không mềm, bạn cho đường vào dễ bị sượng. Sau khi đường phèn tan hoàn toàn, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị.
Bước 3:
- Cho vải thiều vào nồi chè hạt sen, dùng muôi khuấy đều, tắt bếp ngay vì nếu đun lâu vải thiều sẽ chảy nước và không còn giòn.
- Để nguội, cho chè hạt sen vào âu nhỏ cất vào tủ lạnh để gữ lạnh.
Bước 4:
- Lá nếp rửa sạch, thái nhỏ. Cho lá nếp vào máy sinh tố, xay thật mịn, lọc lấy nước cốt bỏ bã.
Bước 5:
- Pha bột rau câu, một ít nước cốt lá nếp, nước lọc và 20g đường phèn còn lại, đặt lên bếp đun sôi, vừa đun vừa khuấy để đường phèn và bột rau câu tan hoàn toàn.
 Bước 6:
- Nhấc nồi ra khỏi bếp, đổ hỗn hợp rau câu vào bát để vào tủ lạnh đến khi rau câu đông cứng hẳn, sau đó lấy ra thái hạt lựu nhỏ.

 Bước 7:
- Khi dùng, bạn múc vào bát một ít chè hạt sen, vải thiều và bên trên cho một ít rau câu đã thái nhỏ, dùng lạnh.



Ngọt mát chè xoài

Mùi thơm của xoài cùng cái vị ngọt xen lẫn chua dịu khiến hầu hết mọi người đều thích mê.

Nguyên liệu: cho khoảng 5 đến 6 bát chè
- 3-4 quả xoài nhỏ
- 5-6 quả dâu tây
- 1/4 quả dưa hấu
- 1 thìa canh hạt é
- 1 thìa canh hạt nhỏ trân châu (hay còn gọi là bột báng hạt nhỏ)
- Sữa đặc
- Nước cốt dừa đóng hộp
- Dừa bào sợi
- Bạn có thể điều chỉnh gia giảm các loại trái cây theo sở thích.
Cách làm:
Bước 1:
- Xoài bổ làm đôi, dùng dụng cụ múc trái cây, múc xoài thành những viên tròn, hoặc có thể cắt xoài thành từng miếng nhỏ.
Bước 2:
- Dưa hấu dùng dụng cụ múc thành những viên tròn.
Bước 3:
- Dâu tây rửa sạch, thái lát mỏng.
Bước 4:
- Hạt nhỏ trân châu ngâm vào bát nước lạnh khoảng 10 phút, tiếp theo đun nồi nước sôi, cho trân châu vào luộc đến khi nổi trong là chín, vớt ra xả lại nước lạnh, để lên rổ cho ráo nước.
 Bước 5:
- Hạt é ngâm nở, đổ lên rổ nhôm cho ráo nước.
Bước 6:
- Khi dùng bạn múc một ít hạt trân châu nhỏ, thêm hạt é, xếp vài lát dâu tây, dưa hấu và xoài lên bề mặt, rưới một ít sữa đặc và nước cốt dừa, cuối cùng cho dừa bào sợi và thêm đá bào, trộn đều lên dùng lạnh.