Không khí Tết đã đến gần, trong thực đơn của gia đình bạn không thể thiếu món Dưa kiệu, một trong những món ăn có thể dùng chung với thịt chân giò, cá rán, thịt quay…
Có nhiều cách làm dưa kiệu, mời các bạn thử một cách ướp dưa kiệu với đường cho lên men tự nhiên không cần dùng giấm nhé!
Nguyên liệu:
- 1 kg kiệu
- 2 muỗng canh muối hột
- 1 muỗng cà phê phèn chua
- Giấm trắng
- 350g đường
- 2 muỗng canh muối hột
- 1 muỗng cà phê phèn chua
- Giấm trắng
- 350g đường
Bước 1: Ngâm kiệu trong nước pha muối hột 12 giờ (mình thường ngâm buổi tối đến sáng). Xả nhiều lần.
Bước 2: Pha nước phèn chua ngâm kiệu đã xả, đem thau kiệu phơi 1 nắng. Xả nhiều lần. Trải kiệu ra mặt khay hay rổ, phơi một nắng cho ráo.
Bước 3: Cắt rễ, ngọn, lột vỏ (còn khoảng 800g). Rửa qua nước cho sạch bụi, để ráo.
Bước 4: Chuẩn bị một chén giấm cho vài củ kiệu vào rửa kiệu qua giấm, vớt ra. Làm lần lượt cho hết kiệu. Cho kiệu vào âu lớn, ướp một lớp đường, một lớp kiệu, lại một lớp đường, một lớp kiệu cho đến hết, đậy lại, thỉnh thoảng đảo đều, đợi kiệu ra nước, tự lên men. Khoảng 2 ngày sau kiệu bắt đầu có nước và đường tan hết.
Bước 5: Lúc này sắp kiệu vào lọ thủy tinh có bắp đậy cho đẹp. Chừng hơn 2 tuần là dưa kiệu chua vừa ăn. Cách này lâu ăn được nhưng bù lại để được lâu hơn cách ngâm giấm. Nếu muốn nhanh ăn được (nhưng không để lâu được bằng cách ướp đường): nấu 250g đường với 600 ml giấm, để thật nguội cho vào lọ kiệu. Chừng 7-10 ngày là ăn được (tùy độ chua của nước giấm đường).
Tùy độ chua của giấm mà gia giảm đường. Mình sử dụng giấm nuôi, không sử dụng giấm gạo nên độ chua vừa phải, giấm gạo để lâu dưa kiệu sẽ bị vàng.
Mách nhỏ: tùy độ chua của dấm mà gia giảm đường bạn nhé. Mình sử dụng dấm nuôi, không sử dụng dấm gạo nên độ chua vừa phải, dấm gạo để lâu kiệu sẽ bị vàng.
Chúc bạn vui Tết!
(Khampha.vn)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét